Sinh con ra chỉ mong muốn con sau này khôn lớn thành người, sự thành công của con chính là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của mẹ. Hãy trân trọng những gì bạn đang có, vì những ai đang còn mẹ thì đó chính là một niềm hạnh phúc lớn lao nhất trong cuộc đời.
Nhìn Hoa lớn lên với đôi chân khuyết tật, đi lại khó khăn. Mẹ thương Hoa lắm. Càng lớn Hoa càng xinh đẹp, nước da trắng hồng. Mặc dù vậy, Hoa vẫn không được nhận được tình cảm của trai làng. Họ sợ đôi chân khuyết tật của Hoa ảnh hưởng đến con cái. Tình duyên đã đến , cô được anh chàng góa vợ vẫn còn trẻ ở trong làng để ý tới . Họ tìm hiểu nhau trong một thời gian ngắn rồi đơm hoa kết trái. Hai người đã kết hôn khi Hoa tròn 30 tuổi.
Cuộc sống khó khăn, nhưng hạnh phúc của hai vợ chồng khiến nhiều người trong làng phải ghen tỵ. Họ yêu thương đùm bọc nhau vượt qua những trắc trở, thiếu sót hàng ngày. Hạnh phúc hơn nữa, Hoa đã sinh cho chồng hai đứa con, một trai một gái. Chúng không những nguyên vẹn mà còn rất kháu khỉnh.
Sinh đứa con trai chưa đầy một tháng, chồng cô mất vì tai nạn lao động rồi qua đời. Suy sụp tinh thần mấy ngày trong nước mắt. Nhìn hai đứa con thơ dại, gạt đi nỗi mất mát quá lớn, cô vững vàng bước lên.
Ngày ấy, làng nghèo khó lắm. Nhìn thấy cảnh tượng một người mẹ khuyết tật đơn thân nuôi hai đứa con, cô con gái tròn một tuổi, em bé trai chưa đầy một tháng. Ai cũng thương, ai cũng xót.
Người dân trong làng, nhà ai có gì đều mang qua cho ba mẹ con. Hôm nay, nhà chị Thu bắt được cua, chị giành phần mang sang cho cô một ít. Ngày mai nhà chị Lan bắt được ốc, cũng nấu canh rồi mang sang cho cô. Nhà thì cho quần áo, nhà thì cho gạo…Nhiều lúc, không ăn uống đầy đủ, cô bị khô sữa. Bế con đi quanh làng, nhà ai vừa sinh con cô đều xin cho con bú.
Cứ thế, sau một thời gian đứa con thứ hai cứng cáp hơn. Cô đi thu lượn ve chai quanh làng, hoặc có công việc gì vừa sức cô đều nhận hết.
Mạnh dạn để đứa chị gái hơn một tuổi trông em. cô sợ lắm. Nhưng dần rồi cũng quen. Thỉnh thoảng cô nhờ mấy đứa trẻ trong làng qua chơi, trông hộ cô cũng yên tâm phần nào.
Nỗi đau này chưa dứt, nỗi đau khác lại đến. Cô con gái hơn một tuổi bị ốm vài ngày biến chứng rồi qua đời. Ôm đứa Đại, cô gào thét trong nỗi đau như đứt từng khúc ruột. Hàng xóm ai thấy cũng thương, ai thấy cũng đều khóc trong sự đau đớn.
Thời gian giúp nỗi đau mất mát giảm bớt đi phần nào. Nhưng hàng ngày nhìn đứa con gái đứt ruột đẻ ra qua bức ảnh trên bàn thờ. Tim cô nhói đau, ôm Đại nước mắt cô lại tuôn rơi không như không biết mệt. Hứa với bản thân, cho dù khổ đến đâu co cũng phải nuôi Đại ăn học đàng hoàng.
Thời gian dường như không thắng nổi sức lực và ý chí mãnh liệt của người đàn bà lực điền này. Cô làm quần quật cả ngày, nhiều lúc đi làm mệt quá, tựa vào gốc cây chợp mắt tầm mười lắm phút cô lại tiếp tục làm việc. Những ngày mưa bão ngập quanh làng, mượn chiếc thuyền cũ kỹ của hàng xóm, cô đi thả cá ở giữa cánh đồng trắng mênh mông với những người đàn ông trong làng khỏe mạnh.
Thời gian trôi qua, Đại đã lớn. Cậu đỗ đạt vào một trường đại học danh tiếng trên phố Sài Gòn. Cuộc sống thành thị với những công việc làm thêm vất vả khiến Đại không còn thời gian quan tâm đến mẹ. Một tháng, vài tháng rồi cuối cùng một năm Đại mới về thăm mẹ một lần.
Biết con bận công việc, bà cũng không trách móc gì? Bây giờ, tóc của bà ngã bạc trắng, da dẻ nhăn nheo, thân hình gầy gò. Những bước đi của bà trở nên khó khăn hơn. Hàng ngày, cứ mỗi buổi chiều bà lại ngồi ở trước ngôi nhà tranh xiêu vẹo, đồi mắt nhìn xa xăm luôn hướng về phía cổng làng. Mong Đại về và gọi: “con nhớ mẹ quá!”, rồi bà sẽ ôm thật chặt con vào lòng. Mỗi lần như vậy, ánh mắt ấy lại nhòe đi trong sự chờ đợi vô vọng.
Hôm ấy, trời nắng lắm, chắc cũng tầm gần 40 độ. Nghe tiếng gõ cựa, ông trưởng làng ngạc nhiên khi thấy bà qua giữa cái thời tiết nắng gắt này. Bà di chuyển bước chân khó khăn, mồ hôi rơi từng giọt xuống đôi chân ông trưởng làng đứng đối diện. Hoảng hốt ông đỡ bà vào ghế, bật quạt lên rồi hỏi. Bà tìm tôi giữa trưa này có việc gì quan trọng không? Sao không để chiều lại qua.
Tiếng thở yếu ớt dần. Ông gọi cho thằng Đại giúp tôi, tôi nhớ nó quá!
Ông cầm chiếc điện thoại, đầu dây kia bốc máy. Ông chưa kịp nói gì Đại đã vội vàng trả lời.
“Con bận lắm, mẹ đừng gọi nữa. Hôm nào rảnh con sẽ gọi về. Rồi tiếng tút tút đầu giây bên kia”.
Bà về thỉnh thoảng còn quay đầu lại nhìn xem Đại có gọi điện lại nữa không. Rồi hình bóng khuất dần hòa tan với ánh nắng. Đứng từ xa nhìn hình dáng ốm yếu, lê từng bước chân chậm chạp của bà Hoa mà ông trưởng làng lắc đầu, tâm trạng nặng nề xuất hiện rõ trên khuôn mặt.
Vài ngày, không thấy bà Hoa qua chơi. Ông trưởng làng thấp thỏm, đứng ngồi không yên. Ghé qua nhà bà, bước vào ngôi nhà tranh liêu xiêu, ít ánh sáng để ý tới. Ông thấy dáng người của bà đang nằm co ro trên chiếc giường. Ông gọi mãi bà không trả lời. Tiến lại gần mới biết, bà đã mất. Hai tay bà ôm rất chặt chiếc áo của Đại, trên khuôn mặt vẫn có những giọt nước mặt sót lại cuối cùng chưa khô. Quỳ xuống ôm lấy bà, ông trưởng thôn gào khóc và thét thật to “Trời ơi….”
Nghe tin mẹ mất, Đại vội vã trở về nhưng không kịp. Anh chỉ thấy được mẹ qua bức ảnh đã nằm trên bàn thờ. Cạnh bên là chiếc áo của Đại. Đại khóc trong vô vàn hối hận. Đến lúc anh nhận ra sự việc thì đã quá muộn. Mẹ ra đi mãi mãi, để lại một vết thương rất sâu trong lòng Đại. Ba ngày không ăn uống gì? anh ngất đi lúc nào không biết, trong tiềm thức anh luôn nói: “Xin lỗi mẹ, con là đứa bất hiếu…”.
Cuộc sống chúng ta ai cũng đều bận bịu với công việc. Tuy nhiên, bạn nên cố gắng giành chút thời gian cho mẹ của mình. Chỉ cần một cuộc trò chuyện qua điện thoại tầm hai phút là mẹ cũng mừng, hạnh phúc lắm rồi. Thời gian cứ trôi dần đi mẹ rồi cũng già “mẹ già như chuối chín cây, gió lay mẹ rụng con phải mồ côi” nên đừng làm mẹ buồn. Ngay lúc này đây bạn hãy suy ngẫm vào tận sâu thẳm trong tim để cảm nhận được sự ấm áp vô bờ bến về tình cảm của mẹ dành cho ta từ khi lọt lòng đến khi khôn lớn. Nó đẹp, cao thượng lắm không thể nói hết được bằng lời!