Chỉ đến khi thấy cô ấy lẳng lặng xếp đồ và dợm bước ra khỏi cửa nhà, tôi mới hiểu ra cuộc hôn nhân của chúng tôi đang chao đảo hơn lúc nào hết.
Khi nghe người khác nói rằng hôn nhân khó khăn lắm, tôi từng tưởng tượng đó chỉ là những trận cãi vã vặt vãnh, những buổi tối ôm gối xuống sofa nằm và rồi sau đó mọi chuyện sẽ yên ổn. Thế nhưng không, hôn nhân quả thực không phải trò đùa và những kẻ không ý thức được tầm quan trọng của nó như tôi sớm muộn cũng nhận được bài học thích đáng.Chúng tôi trải qua 6 tháng đầu rất ngọt ngào nhưng mọi chuyện rắc rối bắt đầu nảy sinh khi vợ tôi có thai. Sức khỏe cô ấy không tốt, việc mang một sinh linh lớn dần trong người càng khiến cô ấy thêm mệt mỏi và kiệt sức. Tôi đề nghị vợ nghỉ làm cho tới khi sinh nở, cô ấy đồng ý.Tôi đáng lẽ nên là người chồng biết thấu hiểu và thông cảm cho vợ. Nhưng khi đó, tôi chỉ chăm chăm nhìn vào gánh nặng kinh tế đè nặng lên vai mình. Mất một người đi làm, mọi chi phí đều tăng thêm gấp bội. Tôi căng thẳng triền miên trong áp lực công việc, về đến nhà chỉ biết chỉ trích vợ không làm nên trò trống gì, là thứ ăn bám trong gia đình. Tôi chẳng mảy may quan tâm đến vợ, hỏi thăm tình hình sức khỏe hay đưa cô ấy đi khám thai lại càng không. Mỗi lần vợ nhắc đến chuyện đó, tôi chỉ lạnh lùng đưa tiền cho cô ấy và bảo đi một mình đi.
Tình trạng đó cứ thế tiếp diễn cho đến khi vợ tôi sinh con. Tôi tiếp tục bù đầu trong công việc, không thể thức đêm dỗ con cùng cô ấy, không thể để ý khi con biết lẫy biết bò. Suốt 1 năm đầu tiên có con, tôi gần như để mặc cô ấy hoàn toàn loay hoay trong nghĩa vụ người mẹ.
Để rồi năm thứ 2, sau bữa tiệc sinh nhật mừng đầy năm của con tôi, vợ tôi lẳng lặng xếp đồ đạc, để lại lá đơn ly hôn và ra khỏi nhà. Tôi sừng sộ với vợ, tôi nghĩ cô ấy quá tham lam và ích kỷ. Tôi là người duy nhất kiếm ra tiền trong căn nhà này, mọi sinh hoạt, mọi điều kiện vật chất cô ấy và con sở hữu đều là từ tôi. Vậy mà cô ấy còn đòi hỏi điều gì nữa? Trước những câu nói độc ác của tôi, vợ chỉ im lặng. Và đến lúc ấy tôi mới nhận thấy có điều gì không ổn ở cô ấy.Vợ tôi gầy xơ xác, đôi mắt cô ấy trũng sâu, làn môi nhợt nhạt và cả khuôn mặt thì không có nấy chút sức sống. Cô ấy tiều tụy đến mức như một người phụ nữ 40 chứ không phải chỉ mới gần 30.Chỉ đến khi thấy dáng vẻ tiều tụy của vợ, tôi mới tỉnh ngộ (ảnh minh họa)Tôi nhận ra con chúng tôi không bỗng dưng mà lớn khôn khỏe mạnh. Căn nhà chúng tôi sống không bỗng dưng mà sạch sẽ, ngăn nắp. Tôi không bỗng dưng được chăm lo cẩn thận đến từng chiếc áo, chiếc quần và cả cà vạt. Vợ tôi âm thầm sắp xếp, lo liệu tất cả những việc đó. Những nỗi vất vả không tên rút cạn tuổi trẻ của cô ấy, biến cô ấy thành người phụ nữ đáng thương đang đứng trước mặt tôi đây.Tôi hoảng hốt ôm chầm lấy vợ và xin lỗi hết lời. Sự im lặng của người phụ nữ là biểu hiện cho nỗi đau khổ tận cùng của cô ấy. Chúng tôi ngồi cả đêm trò chuyện với nhau. Và tôi học được 4 bài học để cứu lấy cuộc hôn nhân bên bờ vực thẳm.
Bài học 1: – Ngừng kể công: “Của chồng công vợ”, người chồng có thể làm ra được nhiều tiền nhưng nếu không có vợ đằng sau ổn định hậu phương, anh ta cũng khó lòng thuận lợi làm việc. Những công việc không tên của người phụ nữ đôi khi còn vất vả gấp nhiều lần đàn ông.
Bài học 2: – Vợ chồng không thể thiếu sự chia sẻ: Một vài câu hỏi quan tâm, một cái ôm hay một nụ hôn vào buổi sáng có thể cải thiện quan hệ vợ chồng rất nhiều. Đừng ngại trò chuyện, đừng ngại cãi nhau miễn là cả hai đều sẵn sàng nhận lỗi và rút kinh nghiệm sau những cuộc cãi vã đó.
Bài học 3: – Tuyệt đối không được để bụng: Đừng mang suy nghĩ ai nợ ai trong cuộc sống vợ chồng. Vợ bạn mang đứa con của bạn trong người, nếu tính ra, bạn nợ cô ấy cả đời vì điều đó.
Bài học 4: – Muốn hàn gắn phải có sự chân thành: Đừng chỉ buông ra những lời hứa hẹn suông. Người phụ nữ yêu bạn có thể bất chấp tin tưởng bạn nhưng cô ấy sẽ không cam chịu mãi mãi. Người phụ nữ yêu bạn có thể không nỡ nói ra những lời chỉ trích bạn nhưng ánh mắt thất vọng của cô ấy cho bạn biết sẽ có dấu chấm hết tại đây.
Đó là 4 bài học tôi học được để thêm yêu vợ và cứu lại cuộc hôn nhân của chúng tôi.
Theo WTT