Mơ mộng và tưởng tượng là những cách phổ biến để làm 1 người xao lãng khỏi những việc quan trọng và làm đúng lúc. Thay vì cố gắng giảm cân, bạn mơ mộng về 1 cơ thể của vận động viên mảnh dẻ. Để đạt được thành công thường đòi hỏi thời gian, nỗ lực và rủi ro. Thật dễ dàng để mơ mộng hơn là làm việc. Trong thế giới của mơ mộng trì hoãn (fantasy procrastination), bạn thay thế những hành động và những thành tựu thực sự bằng những thành tựu tưởng tượng. Bạn thích không phải nỗ lực mà vẫn có được sự ủng hộ, kiểm soát, sự thành công và cảm thấy thoải mái thường xuyên. Tuy nhiên, bạn không muốn nỗ lực hoặc dành thời gian ngay bây giờ. Thay vào đó, bạn tưởng tượng mọi việc có thể như thế nào.
Điều gì đã xảy ra? Trong 1 thế giới tưởng tượng bạn có thể kiểm soát mọi thứ bạn chọn. Bạn vượt qua tất cả trở ngại. Bạn đạt được nhiều thành công. Mọi người bị ấn tượng trước bạn. Bạn đang thoải mái trong thế giới tưởng tượng này. Bạn không cảm thấy căng thẳng. Bạn cảm thấy hạnh phúc.
Sự tưởng tượng quá mức luôn luôn có 1 ảnh hưởng gậy ông đập lưng ông. Bằng cách bị thu hút sâu sắc vào 1 thế giới tưởng tượng, bạn làm sao lãng bản thân khỏi những vấn đề ưu tiên nhất của bạn. Bạn ít có khả năng theo đuổi những thứ bạn muốn trong cuộc sống. Bạn sẽ ít làm những việc quan trọng đối với bạn.
Tưởng tượng trì hoãn không phải là 1 kiểu của sự điên rồ. Tuy nhiên, nó có thể là 1 vấn đề hay diễn ra. Ví dụ, nhiều người tự hứa với bản thân là họ sẽ dừng trì hoãn vào 1 thời điểm nào đó trong tương lai. Trong hầu hết trường hợp, những lời hứa đó là những sự tưởng tượng. Chúng là 1 phần của 1 khuôn mẫu của sự trì hoãn lặp đi lặp lại, hứa lần tới sẽ làm tốt hơn, và lại trì hoãn.
Bạn có thể nhìn vào mục đích của sự tưởng tượng trì hoãn và tìm ra những cách để từ bỏ kiểu mẫu này. Hãy bắt đầu với 3 bài tập nhận thức và hành động ngắn này:
1. Kiểm tra mục đích mà sự tưởng tượng trì hoãn của bạn đáp ứng. Có phải bạn đang bảo vệ bản thân bạn khỏi sự thất vọng? Bạn có đang hành động như thể bạn đang ác cảm với nỗ lực và có xu hướng đi theo con đường dễ dàng hơn nhưng ít hiệu quả? Có phải sự tưởng tượng cho phép bạn thoát khỏi việc đối mặt với những nỗi sợ ngu ngốc?
2. Cái gì nằm ở giữa khoảng cách giữa tưởng tượng trì hoãn và những thành tựu thực tế? Hỏi câu này và bạn có thể tìm thấy những câu trả lời. Sau đây là 1 ví dụ. Thay vì chiến đấu với nỗi sợ nói chuyện trước công chúng, bạn tưởng tượng bản thân bạn là 1 người diễn thuyết tuyệt vời đang nói chuyện trước 1 đám đông say mê. Tưởng tượng này có thể đáp ứng mục đích giúp bạn giữ gìn 1 hình ảnh tốt về bản thân trong khi vẫn đang trì hoãn đối mặt với nỗi sợ của bạn. Bạn có thể khám phá ra 1 kì vọng cao mà bạn kì vọng về sự hoàn hảo ở bản thân bạn gắn liền với nỗi sợ không thể sống theo kì vọng đó. Khi đó bạn phát hiện thấy 1 thông điệp bị che dấu được gắn vào trong tưởng tượng. Bạn có thể dạy bản thân làm dịu thông điệp này khi nó can thiệp đến việc xử lý 1 vấn đề hay tái diễn.
3. Tất cả chúng ta đều dành thời gian cho những mơ mộng và tưởng tượng. 1 số là hữu ích. Bạn tưởng tượng bản thân bạn đang đi theo 1 con đường sự nghiệp mới. Điều này hướng nỗ lực của bạn vào việc học tập, đào tạo để có 1 sự thay đổi nghề nghiệp. Bạn tưởng tượng bản thân đang kết giao với 1 người quyến rũ mà bạn thích. Tưởng tượng chuyển thành thực tế khi bạn tiến hành bước đầu tiên; hoặc ít nhất bạn biết rằng bạn không có bất kì tiến triển nào với người này. Hãy nghĩ về điều gì khả thi nhất với bạn để bắt đầu hành động ngay bây giờ. Bước đầu tiên là gì? Tiến hành bước đó.
Đôi lúc bạn sẽ không nhìn thấy rõ ràng phía trước cho đến khi nào bạn tiến hành 1 bước hành động. Nếu bạn thấy bản thân đang đi trên 1 con đường sáng tạo thì 1 thành tựu có thể mở ra 1 nhận thức về 1 bước khác mà bạn có thể chưa từng nhìn thấy. Bước hành động tiếp theo đó dẫn đến nhận thức mới và những bước hành động khác.