Hồi trước giờ mình cứ tin rằng với BHXH sẽ đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít. Nhưng dạo gần đây với chính sách điều chỉnh tỷ lệ lương hưu gần đây gây nên nhiều bức xúc.
1.Quy định gây thiệt thòi cho người lao động
*** Quy định cũ: Năm 2006, Quốc hội ban hành luật BHXH và bắt đầu thực hiện quan điểm đổi mới cải cách hệ thống chính sách BHXH.
Trước đây, tiền lương xác định tính công thức lương hưu cho người về hưu đủ 15 năm đóng BHXH tương ứng với mức hưởng 45%. Tuy nhiên, thực chất của 15 năm đóng này chỉ tương đương với 38%. Có nghĩa là Nhà nước phải hỗ trợ thêm cho người lao động (NLĐ) 7% để đạt mức lương hưu 45%.
*** Quy định mới: Cho nên đến năm 2016, mức đóng BHXH bắt buộc là 22% (trong đó chủ sử dụng 14% và NLĐ 8%) thì tổng toàn bộ tiền lương hưu của cả chủ sử dụng lao động và NLĐ cũng chỉ có tương đương 39,6% (22%/tháng x 12 tháng trong vòng 15 năm) nghĩa là 15 năm cũng chỉ tương ứng với 39,6% nhưng công thức tính lương hưu vẫn giữ nguyên là 45% mức lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH.
*** Quy định điều chỉnh tỉ lệ lương hưu mới: “Từ 1/1/2018, tất cả những người về hưu, nếu đủ điều kiện nam 60 tuổi có 30 năm đóng BHXH và nữ 55 tuổi tương đương 25 năm đóng BHXH thì tiền lương hưu của cả nam và nữ đều giảm sút một tỉ lệ do nam phải đạt 31 năm công tác thì mới được 75%, còn phụ nữ thì trước 2018 sau 15 năm được hưởng 45%, sau đó cứ mỗi năm tham gia BHXH được cộng thêm 3% nhưng bắt đầu từ 2018 chỉ còn 2%.”
=>Hồi trước mình đóng tổng cộng 38% mà giờ đóng tới hơn 39% nhưng tỷ lệ nhận lương hưu cộng thêm lại giảm từ 3% xuống chỉ còn 2%.
2. Những ai là người chịu ảnh hưởng
Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết: Không phải tất cả NLĐ đều phải đóng thêm 5 năm nữa mới được hưởng 75% lương. Nếu NLĐ tốt nghiệp ĐH năm 22 tuổi, vì lý do nào đó vài năm sau mới ổn định việc làm và 25 tuổi bắt đầu tham gia BHXH.
Khi nghỉ hưu, nếu là nữ 55 tuổi vừa vặn có thời gian đóng BHXH 30 năm, còn nam là 60 tuổi cũng vừa đủ 35 năm đóng BHXH. Do đó NLĐ đều đạt mức hưởng lương hưu 75%. Đặc biệt, với lao động phổ thông đi làm từ 18 tuổi thì thời gian đóng BHXH còn kéo dài hơn cho đến tuổi nghỉ hưu.
Như vậy, việc đóng thêm chỉ xảy ra với một số NLĐ vì lý do nào đó đi làm muộn, tham gia BHXH khi đã cao tuổi. Với những người tham gia vào thị trường lao động muộn thì NLĐ sẽ phải tiếp tục đóng thêm để đảm bảo công bằng, theo nguyên tắc đóng – hưởng nhằm nhận được lương hưu ở mức tối đa 75%.
3. Từ nay không phải cứ muốn là về hưu sớm
Nghỉ hưu sớm, trước và sau 1/1/2018 có gì khác nhau? Theo đại diện BHXH Việt Nam, với lao động nữ, 15 năm đóng BHXH được hưởng 45% lương và mỗi năm đóng BHXH thêm được cộng 3%.
Nhưng sau 1/1/2018 mỗi năm đóng thêm chỉ được cộng 2%. Với lao động nam, trước 1/1/2018 chỉ cần đóng BHXH 15 năm đã được hưởng 45% lương. Nhưng nghỉ hưu vào năm 2018 cần đóng BHXH 16 năm mới được 45% lương. Tương tự, nghỉ năm 2019 là 17 năm đóng, năm 2020 là 18 năm đóng, năm 2021 là 19 năm đóng và từ năm 2022 trở đi là 20 năm đóng.
Người lao động muốn nghỉ hưu sớm, ngoài điều kiện quy định về độ tuổi, số năm đóng BHXH còn phải giám định sức khỏe. Việc ra Hội đồng giám định y khoa để kiểm tra có suy giảm sức lao động hay không đều có quy trình, quy định cụ thể. Không phải NLĐ cứ muốn là có thể về hưu sớm trước tuổi. Hiện nay cơ quan BHXH đang thống kê số lượng người nghỉ hưu trước tuổi của thời điểm kết thúc quý 1/2017 so với những năm trước. Tuy chưa có con số chính thức nhưng sơ bộ thì chưa có đột biến.
Ông Sơn cũng đề nghị NLĐ cần cân nhắc kỹ, bởi không phải ai nghỉ hưu sớm cũng có lợi, do mỗi năm người lao động nghỉ hưu sớm sẽ bị trừ 2% lương hưu.
Theo media