Nếu không may trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, bạn bị vật nhọn hoặc bơm kim tiêm đâm phải, mà có nghi ngờ vật nhọn hoặc bơm kim tiêm đó có nhiễm HIV thì hãy làm theo các bước sơ cứu đơn giản dưới đây, sau đó đến ngay cơ sở y tế, để được khám và điều trị phơi nhiễm:
Bị dẫm kim tiêm chứa HIV. Đừng lo lắng mà bĩnh tĩnh xử lý theo những bước sau:
1) Không đc nặn máu . Nặn máu chỉ làm cho máu đi ngược vào trong thôi. Rửa dưới vòi nước.
2) Ghé vào nhà người dân gần nhất xin xà phòng bôi vào vết thương để sát trùng rồi rửa sạch.
3) Trong vòng 24h đến cơ sở y tế gần nhất mua thuốc chống phôi nhiễm HIV. Lưu ý thuốc chỉ có tác dụng trong vòng 72h, uống liên tục trong vòng 4 tuần.
Vì lợi ích của cộng đồng hãy nhấn Chia Sẻ tin này cho tất cả mọi người.
**** Vì chỉ bằng nút Chia Sẻ (SHARE) này của bạn, bạn có thể cứu sống được một mạng người!
Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ, chuyên viên tư vấn Trung tâm Hành động vì người sống với HIV Việt Nam, nhìn nhận tâm lý của mọi người khi bị đâm kim tiêm thường hoảng loạn, cố gắng nặn máu ra càng nhiều càng tốt. Hành động này không làm giảm nguy cơ virus xâm nhập vào máu mà còn vô tình tạo ra thêm những tổn thương viêm, làm tăng khả năng virus đi vào cơ thể. Do vậy bác sĩ khuyên mọi người nên chủ động trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về các bệnh lây qua đường máu, đặc biệt là HIV. “Trong hoàn cảnh đó, thay vì hoang mang lo sợ, bạn hãy bình tĩnh và biết cách xử trí để phòng lây nhiễm”, bác sĩ khuyên.
Khái niệm “phơi nhiễm với HIV” được hiểu là khi một người có tiếp xúc với tác nhân gây bệnh (virus HIV) và nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này. Phơi nhiễm sẽ cho một tỷ lệ lây nhiễm nhất định. Lây nhiễm sẽ kéo theo một tỷ lệ mắc bệnh nhất định. Không phải 100% trường hợp phơi nhiễm đều bị bệnh.
Khi bị phơi nhiễm, việc xử trí ban đầu tại chỗ rất cần thiết, sau đó là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Quy trình sơ cứu bao gồm các bước:
– Bình tĩnh, lấy các dụng cụ gây tổn thương ra khỏi cơ thể. Rửa trực tiếp vết thương dưới vòi nước sạch trong ít nhất 5 phút nhằm gột rửa bớt phần máu và dịch tiết dây nhiễm. Sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn và băng vết thương bằng gạc, băng cuộn hay băng cá nhân để cầm máu.
– Nếu bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi, hãy rửa liên tục bằng nước sạch hay nước muối sinh lý 0,9% trong 5 phút. Có thể ngụp mặt trong ca nước sạch và chớp mắt, khịt mũi. Nếu bị bắn vào môi, miệng, nên súc miệng bằng nước sạch trong 5 phút.
– Lưu ý: Tuyệt đối không nặn máu. Chỉ cần rửa vết thương bằng nước sạch và nhanh chóng đến cơ sở y tế.
Bác sĩ Thủ khẳng định không phải mọi sự cố liên quan HIV đều gây phơi nhiễm. Hai tình huống phơi nhiễm được ghi nhận nhiều nhất là đường máu và quan hệ tình dục. Đường máu là khi một người bị đâm bởi vật nhọn có dính máu tươi, bị bắn dịch tiết hoặc máu tươi của người HIV vào niêm mạc mắt, vết thương trên người, xem như có khả năng nhiễm HIV. Đường tình dục là khi quan hệ không sử dụng bao cao su, hay có dùng nhưng bao bị rách, tuột dẫn đến phơi nhiễm.
Do tính chất âm thầm và khó nhận biết việc một người đã mắc HIV hay chưa, nên khái niệm phơi nhiễm không đòi hỏi phải xác minh rõ đối tượng gây phơi nhiễm thực sự mắc bệnh hay chưa. Chỉ cần có hành vi nguy cơ và tiếp xúc như trên đều được xem là đã phơi nhiễm. Hiện nay y học đã tìm ra phương pháp điều trị làm giảm tỷ lệ chuyển từ phơi nhiễm sang lây nhiễm HIV nhờ thuốc kháng virus. Đây gọi là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (Post exposure prophylaxis – PEP).
Mọi tình huống phơi nhiễm đều cần đến cơ sở y tế để được điều trị dự phòng PEP sẽ giúp bảo vệ rất cao, lên đến 90-95% trong vài giờ đầu, duy trì hiệu quả trong khoảng 72 giờ tính từ thời điểm phơi nhiễm. Không nên để quá khoảng thời gian này.
Các cơ sở y tế có điều trị PEP gồm: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng, Bệnh viện có chuyên khoa Nhiễm.
Đến cơ sở y tế, người bệnh sẽ được đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV và chỉ định điều trị dự phòng thông qua tình huống phơi nhiễm, thời điểm, thông tin về nguồn gây phơi nhiễm. Trong trường hợp bị kim đâm, có thể mang mẫu kim đến làm xét nghiệm. Bác sĩ sẽ chỉ định có cần thiết điều trị dự phòng sau phơi nhiễm hay không; nếu có sẽ dùng phác đồ nào để điều trị. Nếu người bệnh đủ chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm nhanh HIV, uống thuốc kháng virus ARV đủ 28 ngày, làm lại xét nghiệm HIV sau một tháng, 3 tháng và 6 tháng nhằm khẳng định tình trạng âm tính và hiệu quả của điều trị PEP.
Song song với điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, người bệnh cũng được khuyến khích tầm soát các bệnh lý khác có cùng đường lây. Chẳng hạn như viêm gan siêu vi B, C, bệnh lây qua đường tình dục: Giang mai, lậu, mồng gà. Riêng trường hợp bị vật nhọn đâm, cần lưu ý đến tiêm phòng uốn ván.