7 nguyên tắc bỏ phong bì mừng cưới: ‘Đủ tiền’ để mát mặt người mừng – thỏa lòng kẻ nhận

Mùa cưới đến là người người, nhà nhà liên tục nhận được thiếp mời đám cưới. Ngoài việc mừng cho bạn bè, người thân mình chuẩn bị lập gia đình thì việc bỏ phong bì mừng cưới lại khá đau đầu. Bỏ tiền mừng như thế nào để vừa mát mặt người mừng vừa hài lòng người mời khiến ai cũng phải cân nhắc rất nhiều.

Lúc này, việc cần làm là phải xem mức độ thân thiết ra sao, họ hàng ruột thịt hay bạn bè mấy năm mới nói chuyện 1 lần. Rồi xem mình đi 1 mình hay đi cùng gia đình, đồng nghiệp… Tóm lại, để đưa ra một con số hợp lý nhất cho phong bì mừng cưới thì mọi người chỉ cần trả lời 7 câu hỏi dưới đây:

1. Mức độ thân thiết với cô dâu/ chú rể

Nếu là bạn bè thân thiết hay có quan hệ họ hàng với cô dâu/ chú rẻ thì phong bì mừng cưới rơi vào khoảng từ 500.000 đồng đến 2 triệu. Bởi vì có quan hệ ruột thịt hoặc bạn bè thân như gia đình, nên hãy rộng tay chi thoáng một chút bởi chắc chắn họ sẽ đi lại với số tiền tương ứng ở đám cưới mình thôi. Hoặc nếu mình là người đã cưới trước rồi thì có thể mừng lại đúng số tiền họ đã từng mừng cho mình là được.

Xem xét trên quan hệ xã hội, nếu được mời đám cưới con của sếp, lãnh đạo trong cơ quan hay đối tác lớn của công ty thì số tiền mừng cưới phải nằm trong khoảng từ 1 triệu đến 5 triệu đồng. Ngoài ra, khi mừng cưới có thể tặng kèm các món quà như trang sức, đồ gia dụng, đồ cặp đôi…

Với bạn bè ở mức độ bình thường, đồng nghiệp ở công ty thì chỉ cần đi phong bì từ 300.000 nghìn đến 500.000 đồng thôi.

2. Địa điểm tổ chức đám cưới

Khi nhận được thiệp mời, hay thử tìm hiểu xem địa điểm tổ chức đám cưới như thế nào để bỏ phong bì cho hợp lý. Nếu tổ chức tại nhà hay nhà hàng tầm trung thì mừng “mỏng” một chút, tầm 300.000 đồng. Ngược lại, nếu đám cưới được tổ chức ở nhà hàng, khách sạn sang trọng thì tiền mừng tối thiểu là 500.000 đồng. Trong trường hợp bản thân bận mà vắng mặt thì vẫn nên gửi phong bì mừng khoảng 200.000 – 300.000 đồng.

3. Địa vị xã hội của cô dâu, chú rể

Hãy chú ý một chút tới địa vị của cô dâu/ chú rể. Nếu cô dâu hay chú rể là sếp, quản lý của mình thì tối thiểu là 1 triệu đồng. Nếu là đám cưới của người nổi tiếng thì cũng nên đi nhiều một chút, từ 1 triệu đồng trở lên. Ngoài ra, có thể mua thêm quà tặng như đồ dùng gia đình, trang sức… cho cô dâu/ chú rể.

4. Hoàn cảnh của cô dâu, chú rể

Cô dâu/ chú rể sinh ra trong gia đình khá giả, có điều kiện kinh tế vững chắc thì nên mừng tương xứng. Trong trường hợp cả 2 đều khó khăn, túng thiếu thì cũng nên mừng nhiều một chút để giúp đỡ họ.

5. Đi đám cưới một mình hay với nhiều người

Tùy theo số lượng người mình cùng đi mà bỏ phong bì cho hợp lý. Nếu đi cùng vợ/ chồng, người yêu thì số tiền mừng cưới thường gấp đôi. Nếu đi với trẻ con thì có thể không cần cho thêm hoặc thêm từ 200.000 – 300.000 đồng tùy độ lớn của chúng. Nếu đi cả gia đình từ 4 người trở lên thì có thể gộp chung phong bì với giá trị từ 1 triệu đến 5 triệu đồng.

6. Bỏ phong bì chẵn hay lẻ

Tùy tục lệ của từng địa phương khác nhau mà quyết định nhét phong bì mừng cưới số tiền chẵn hay lẻ. Có những nơi bắt buộc phải đi chẵn thì lựa chọn trung bình là 400.000 đồng/ người, 2 người thì 600.000 đồng hoặc 800.000 đồng cũng được.

7. Tham khảo bạn bè

Tham khảo ý kiến của những người đã từng đi đám cưới nhiều hoặc hỏi những người sắp đi chung với mình xem họ quyết định đi bao nhiêu thì bỏ phong bì giống họ là được. Tốt nhất là không bỏ quá ít (dưới 300.000 đồng) thì sẽ đỡ ngại cả 2 bên.

Tuy nhiên đó chỉ là ý kiến tham khảo còn mỗi người có một mối quan hệ và độ thân mật riêng với cô dâu – chú rể!

Theo Oxi

Related Posts

Bà ngoại háo hức đón cháu về nghỉ hè, mới 1 tuần đã gọi điện hỏi: Rồi chừng nào tụi nhỏ đi học lại

Các cháu không sống cùng ông bà nên ông bà rất mong cháu về. Vậy mà chỉ trông được tuần mà ông bà đã sợ khiếp vía…

Danh tính em gái Ngân 98, da trắng như Bạch Tuyết, sở hữu cặp ‘đào tiên’ hơn 1 mét

Ngân 98 là cái tên hot nhất nhì CĐM bởi những màn khoe thân táo báo đến phản cảm và gần đây nhất là chuyện tình thị…

Bi kịch người phụ nữ “hóa điên” vì bị chồng nhờ bạn thân “giở trò” để kiếm cớ ly hôn

Cһɪ̉ ᴠɪ̀ ᴋһôпɡ ᴍᴜốп ᴄһɪɑ тàɪ ѕảп ᴄһᴏ ᴠợ ᴋһɪ ʟʏ һôп, ᴄһồпɡ ᴄһị ᴆã пɡһɪ̃ гɑ ᴍộт ᴋế һᴏạᴄһ ᴄựᴄ ᴋỳ тһâᴍ ᴆộᴄ, ᴆớп һèп… Cһúпɡ…

Một bài học trả giá quá đắt: Ngồi cạnh tài xế, đừng bao giờ đặt chân lên táp-lô nhé

Tôi tin rằng rất nhiều người khi ngồi cạnh người tài xế đều có một thói quen là đặt chân lên táp-lô. Bởi lẽ để chân như…

Đàn bà khôn: 4 việc không dừng, 3 thứ không thiếu và 2 người không đợi

Đàn bà khôn không dừng 4 việc, không thiếu 3 thứ và không đợi 2 người này. Có làm được như thế đàn bà mới mong không…

Chàng trai bắt được con cá lớn liền chụp ảnh khoe, may thay dân mạng đã cứu anh

Khá nhiều người, nhất là các bạn trẻ, thường có thói quen ‘check-in’ trước khi ăn uống. Một chàng trai Nhật Bản trước khi chế biến cá đã…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *