Ngày nay cùng với sự xuất hiện của máy giặt, chúng ta có cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái hơn rất nhiều. Bạn có thêm nhiều thời gian để làm việc khác thay vì ngồi giặt một đống quần áo cho cả gia đình vừa mệt, vừa tốn thời gian nữa.
Nhưng chỉ được một khoảng thời gian sau, quần áo thì nhanh hỏng, máy giặt cũng gặp vài vấn đề trục trặc. Bạn nghĩ là do mình mua phải chiếc máy giặt không ra sao nhưng thực tế thì không phải thế. Các cụ từ xưa đã có câu “của bền tại người” thế nên thời gian của máy giặt tồn tại được bao lâu tất cả đều nằm ở sự tinh ý của người sử dụng.
1. Phân loại quần áo không đúng
Bình thường, chúng ta có mấy khi ngồi lại phân loại quần áo trước khi giặt đâu, cùng lắm thì chỉ để quần áo màu với đồ trắng giặt riêng thôi. Có mấy ai chịu khó ngồi phân từng loại quần áo, từng chất liệu riêng ra để giặt đâu.
Thế nên trước khi giặt, bạn hãy chịu khó dành ra 5 phút phân đồ ra thành 2 loại gam màu sáng tối và từng loại vải. Như thế thì khi giặt, quần áo sẽ không bị lẫn vào nhau và nhanh hỏng. Giống như vải nỉ thì nên giặt riêng với đồ jeans, đồ làm từ sợi tổng hợp thì không nên giặt chung với khăn mềm vì trong từng loại vải có các chất khác nhau, nếu bạn giặt chung thì khiến khăn mềm, vải nỉ nhanh bị bở, cứng, không còn như ban đầu nữa.
2. Đồ bơi, áo mưa giặt bằng máy
Đồ bơi, bikini đều được làm từ vải bông, nó chỉ thực sự bền khi mà bạn chịu khó giặt bằng tay thôi. Chứ giặt bằng máy thì thực sự không ổn lắm. Vốn, đồ bơi hay bikini đều cần phải vệ sinh sạch sẽ, mà chúng cũng là những món đồ bám nhiều vi khuẩn nhất nhưng lại có đặc tính không thấm nước.
Khi bạn cho đồ bơi vào máy giặt thì chúng rất khó được làm sạch sẽ khiến vi khuẩn không được loại trừ. Bạn dễ bị bệnh ngoài da khi mặc chúng. Hơn nữa, đồ bông giặt bằng máy nhiều khi còn khiến các sợi bông rơi ra trong máy giặt, mà đây là loại sợi dễ “hút” các loại bụi bẩn vào, lâu ngày chúng có thể khiến máy giặt vừa bẩn vừa dễ bị kẹt đó.
3. Cho quá nhiều quần áo vào giặt cùng lúc
Các cụ bảo rồi, cái gì mà nhiều quá cũng không tốt đâu. Nhưng thực tế thì nhiều người quen tay, nhét một đống đồ vào máy để không phải giặt nhiều lần, đỡ tốn nước, tốn điện. Nhưng việc làm này hoàn toàn sai lầm vì khi cho quá nhiều quần áo vào, máy không kịp làm sạch tất cả những món đồ bên trong. Nhiều khi xà bông chỉ lướt qua chúng chứ không được máy quay, làm sạch.
Đó là còn chưa kể, mỗi chiếc máy giặt đều có quy định số lượng đồ nên giặt trong một lần. Đó đều trải qua quá trình tính toán kĩ lưỡng, nhưng nếu bạn giặt nhiều hơn số lượng đó thì đừng bảo sao máy giặt bị kêu to, mấy hôm lại kẹt, hỏng buồng quay thậm chí là chập cháy nữa
4. Không để tâm tới dây kéo và cúc áo, quần
Bình thường, khi giặt những món đồ này bạn cần phải kéo dây kéo lên để không làm hỏng những món đồ khác. Nhất là kiểu áo khoác, đồ mùa đông, đồ len giặt chung với nhau thì càng dễ bị hỏng, rách sau khi giặt xong.
Để phòng ngừa tình trạng vừa mua về chưa kịp mặc, giặt xong đã rách rồi thì tốt nhất bạn cần cẩn thận. Với cúc áo, quần thì nên mở ra để máy giặt làm sạch. Ngoài ra để chúng không bị mắc vào buồng quay khiến cơ chế máy giặt không thể tiếp tục quay như tốc độ ban đầu.
5. Dùng nhiều bột giặt, chất tẩy rửa mạnh
Cái này thì khỏi nói rồi, dù quần áo có bẩn tới đâu thì bạn cũng tuyệt đối đừng làm thế. Mỗi chiếc áo, quần dều chỉ chịu được một lượng bột giặt và chất tẩy rửa vừa phải thôi, nếu bạn dùng bột giặt, chất tẩy rửa có nồng đồ PH cao tuy rằng quần áo sẽ sạch hơn, trắng hơn đấy nhưng hậu quả là sợ vải sẽ bị bào mòn, nhanh rách hơn.
Đó là chưa kể tới chuyện khi dùng nhiều bột giặt, bên trong sẽ có rất nhiều bọt khiến bụi bẩn vừa mới được máy xử lý từ những bộ đồ khác sẽ bám lên trên cổ áo. Như vậy chẳng phải quần áo còn bẩn hơn sao. Hơn nữa, khi lồng giặt có quá nhiều bọt chúng sẽ nhanh chóng tràn ra bên ngoài khiến các bo mạch của máy giặt bị ẩm ướt. Điều này cực kì nguy hiểm vì chúng có thể khiến các bo mạch bị chập, gây hỏng hóc, có khi bạn còn bị giật nữa. Nên là nếu đồ bẩn thì bạn chịu khó loại bỏ vết bẩn đó bớt đi bằng tay rồi hãy bỏ vào, không thì chịu khó giặt tay nha.
6. Để máy giặt bị ẩm, bốc mùi
Có thể bạn quá bận nên không có nhiều thời gian để tâm tới máy giặt, khi lấy đồ xong lập tức đóng ngay máy lại. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm đó nhé. Vì nếu bạn khiến lồng giặt không được khô sẽ tích ẩm, tích nước bên trong khiến các bộ phận máy móc cũng bị ẩm rất dễ gây ra vấn đề chập điện.
Mà nước và hơi ẩm tồn tại bên tỏng ngày qua ngày còn khiến vi khuẩn có điều kiện sinh sôi từ những bụi bẩn ở quần áo ra nữa. Vì thế, sau khi giặt đồ xong, bạn hãy mở máy giặt để đó một lúc cho lồng giặt khô ráo đã. Ngoài ra, bạn cũng nên chăm chỉ để tâm tới máy giặt và vệ sinh thường xuyên để phòng ngừa vi khuẩn gây hại bám lên quấn áo, gây bệnh cho mình nha.
7. Giặt chăn gối một lần
Đây chắc là thói quen của nhiều người chứ không phải một người đâu. Chúng ta ai cũng thế mà, sau khi giặt xong 1 lần thì xả với nước xả rồi mang đi phơi. Nhưng với những món đồ dày và bám bụi nhiều như chăn, gối thì không nên làm thế. Giặt một lần chưa thực sự làm sạch được chúng.
Hơn nữa, bên trong gối thường có bông, nếu chỉ giặt một lần thì rất khó đảm vảo việc bọt xà phòng có còn tồn bên trong không. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn và thời hạn sử dụng của chúng. Vì nếu xà phòng còn đọng lại không được làm sạch sẽ khiến bông và sợi vải bị bở, nhanh rách.
Theo WTT