Từ bỏ ngay thói quen dùng tai nghe nếu bạn không muốn cắt bỏ tai

Nếu bạn không muốn vi khuẩn và nấm sinh sôi nảy nở tưng bừng trêntai nghe và cả trong lỗ tai thì hãy từ bỏ ngay thói quen sử dụng tai nghe trước giờ của mình.

Tai nghe đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống công nghệ hiện đại. Nó giúp chúng ta nghe nhạc và xem phim mọi lúc mọi nơi, đồng thời giúp cho quãng thời gian ngồi xe buýt và đi tập gym đỡ chán hơn hẳn. Quan trọng hơn cả là bạn có thể bình thản cắm tai nghe nhạc và… mặc thế nhân.

Tai nghe trên thực tế là… hai ổ vi trùng
Tai nghe trên thực tế là… hai ổ vi trùng

Tuy nhiên bạn có biết việc cứ kè kè tai nghe bên mình đi khắp nơi và mỗi khi có nhu cầu thì lại nhét nó vào lỗ tai thật sự rất… kinh dị hay không?

Theo lời chuyên gia vi trùng Kelly Reynolds, phó giáo sư khoa sức khỏe môi trường tại Đại học Arizona, lỗ tai chúng ta chứa đầy ráy tai, tế bào da chết và vi khuẩn. Do đó mà mỗi khi cắm tai nghe, những thứ đó sẽ bám cả vào chúng.

Mặc dù ráy tai trông có vẻ kinh dị nhưng nó hoàn toàn vô hại. Nó chỉ là sản phẩm phụ được tạo ra trong quá trình lỗ tai tự làm sạch chính mình khỏi vi trùng và bụi bẩn. Bên cạnh đó, ai cũng có một… quần thể vi khuẩn trong lỗ tai mình và chúng không gây nhiễm khuẩn cho cơ thể.

Theo lời Reynolds, dù tai chúng ta có những thứ như tụ cầu khuẩn, khuẩn liên cầu… nhưng chúng không gây hại gì cho cơ thể nếu không vượt quá giới hạn cho phép. Ngoài ra nếu một loại vi khuẩn mới xâm nhập được vào tai bạn thì khi đó bạn mới bị nhiễm trùng tai.

Bên cạnh đó, tai nghe có thể dính những vi trùng từ bề mặt tiếp xúc khác ngoài lỗ tai, ví dụ như bề mặt trong ví hoặc mặt bàn.

Bạn thường xuyên tiện đâu thì đặt tai nghe ở đó, đúng không nào?
Bạn thường xuyên tiện đâu thì đặt tai nghe ở đó, đúng không nào?

Trên thực tế, sau khi tai nghe bị dính chất nhờn và bị ẩm sau khi nằm trong lỗ tai bạn, chúng sẽ dễ dàng “thu hút” đủ thứ khác từ môi trường bên ngoài. Không những thế, chính ráy tai bám trên tai nghe sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

Reynolds còn nói thêm: “Theo các nghiên cứu thì tai nghe làm tăng khả năng nhiễm khuẩn tai đến 11 lần.” Hơn thế nữa, việc chia sẻ tai nghe với người khác sẽ chỉ khiến chúng… “ngập ngụa” hơn nữa trong vi trùng.

Hành động dùng chung tai nghe rất thường thấy giữa bạn bè với nhau
Hành động dùng chung tai nghe rất thường thấy giữa bạn bè với nhau

Ngoài ra bạn cũng nên nhớ việc quên tai nghe chỉ là một bi kịch nhỏ so với việc dùng chung hoặc mượn tai nghe của người khác. Lí do là vì khi làm như vậy, bạn đã tăng lượng vi khuẩn trong tai của mình lên cũng như có thể đẩy các vi khuẩn khác vào tai mình.

Nếu tụ cầu khuẩn từ lỗ tai thâm nhập được vào vết thương hở hay lỗ chân lông thì chúng có thể gây nhiễm trùng da nghiêm trọng và nhiều bệnh khác.

Không chỉ có thể, khi đeo tai nghe là bạn đã “nhốt” nhiệt độ và độ ẩm trong lỗ tai mình, biến nó thành nơi sinh sôi hoàn hảo cho vi khuẩn. Đặc biệt là khi bạn kiên trì đeo tai nghe trong lúc đi tập gym, cũng là lúc bạn cảm thấy nóng bức và đổ mồ hôi nhiều nhất.

Bạn bỗng dưng bị mụn không kiểm soát có thể là do vệ sinh tai không tốt.
Bạn bỗng dưng bị mụn không kiểm soát có thể là do vệ sinh tai không tốt.

Nếu bạn đã cảm thấy sợ thì hãy nhanh chóng từ bỏ thói quen sử dụng tai nghe trước giờ của mình đi nhé. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên sát trùng tai nghe của mình, cất chúng trong một chiếc hộp sạch và chỉ giữ cho bản thân mình dùng thôi nhé.

Bạn có thể cất tai nghe trong hộp chuyên dụng hoặc bất kỳ chiếc hộp nhỏ gọn nào sạch sẽ
Bạn có thể cất tai nghe trong hộp chuyên dụng hoặc bất kỳ chiếc hộp nhỏ gọn nào sạch sẽ

Thực ra thì bạn không cần phải vệ sinh tai nghe mỗi ngày mà có thể sát trùng chúng mỗi tuần một lần để giảm đi lượng ráy tai và vi trùng tích tụ trên đó. Nếu có phải chia sẻ tai nghe thì hãy lau sạch chúng trước và sau khi dùng.

Để vệ sinh tai nghe đúng cách, bạn hãy lau sạch lớp ráy tai bên ngoài, sau đó dùng bông gòn thấm chất diệt khuẩn hoặc cồn để lau tai nghe. Bạn nên hạn chế dùng bông ướt vì sẽ làm tăng độ ẩm và gây hư hỏng cho dây điện bên trong.

Related Posts

16 bức ảnh cho thấy ‘chán đời’ có thể nảy sinh ý tưởng khiến người ta phì cười

Chán nản có thể khiến thúc đẩy người ta tạo nên những điều tuyệt vời. Một số người trong hoàn cảnh chán đời có thể trở thành…

Bác sĩ phụ sản gợi ý: 20 mâm cơm ở cữ, bà đẻ nên ăn để lợi sữa rất tốt cho mẹ và bé

Các bà mẹ sinh thường thì có sự lựa chọn đa dạng hơn, có thể uống sữa, các loại sinh tố, cháo thịt, cháo móng giò… Đối…

10 mẹo làm đẹp cực hữu ích mùa đông giúp các nàng luôn xinh, chẳng sợ môi khô da mốc

Khỏi lo cứ đến mùa đông da lại khô, nứt nẻ, môi sần sùi sẽ không còn là nỗi ảnh. Hãy lưu ngay 10 mẹo siêu hay…

Bà mẹ chia sẻ ảnh bào thai 14 tuần tuổi vì con bị gọi là “chất thải y tế”

Sharran Sutherland một người mẹ bị sảy thai ở tháng thứ 4 đã đăng bức ảnh đứa con bé nhỏ Miran củ mình lên mạng xã hội…

Đánh bay mỡ thừa, tạm biệt vòng eo sồ sề, chảy xệ chỉ với 10 phút mỗi ngày tại nhà

Chị em phụ nữ vẫn luôn bị ám ảnh bởi vòng eo sồ sề, kém thon. Chính vì vậy, ai cũng muốn tìm cách để có được…

8 loại bệnh chỉ cần ăn ổi là sẽ khỏi, không cần chạy đi bác sĩ tốn tiền

Nếu ổi là loại quả được bạn ưa chuộng thì điều gì sẽ xảy ra khi thường xuyên ăn quả này! Người ta ví ổi chứa một…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *