Trứng ngỗng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho các mẹ đang mang thai. Đặc biệt, nhiều bà bầu ăn trứng ngỗng với hi vọng con sinh ra sẽ thông minh. Thực hư tác dụng của trứng ngỗng ra sao và ăn trứng ngỗng thế nào mới đúng?
Tác dụng của trứng ngỗng với phụ nữ có thai
Bạn có biết tại sao phụ nữ mang thai nên ăn trứng ngỗng? Trứng ngỗng có trọng lượng lớn hơn trứng gà từ 3 đến 4 lần được xam như loại trứng tốt nhất cho phụ nữ mang thai. Chính vì vậy , đây được xem là loại trứng tốt nhất giành cho bà bầu. Vậy trong trứng ngỗng có những thành phần dinh dưỡng gì? Tại sao phụ nữ mang thai nên ăn trứng ngỗng?
Theo quan niệm dân gian, phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng sẽ giúp trẻ thông minh và khỏe mạnh hơn, vì vậy nên dù nhiều người cảm thấy trứng ngỗng rất ngán và khó ăn nhưng vẫn cố gắng để ăn. Tuy nhiên hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra mối liên hệ giữa hai vấn đề này.
Giá trị dinh dưỡng trong 100 g trứng ngỗng gồm: 13 g protein; 14,2 g lipid; 360 mcg vitamin A; 71 mg canxi; 210 mg phosphor; 3,2 mg sắt; 0,15 mg vitamin B1; 0,3 mg vitamin B2; 0,1 mg vitamin PP… Hàm lượng protein trong trứng ngỗng cao hơn trứng gà đến 13,5% nên đây được xem như một nguồn cung cấp protein dồi dào cho mẹ và bé. Như vậy tại sao phụ nữ mang thai nên ăn trứng ngỗng bạn đã có đáp án cho mình rồi phải không?
Tuy nhiên trong quá trình mang thai để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi mẹ nên ăn đầy đủ và đa dạng các loại thức ăn, nhất là các thực phẩm giàu vitamin A, DHA, cholin, axit folic, axit béo…
Ăn trứng ngỗng như thế nào để tốt cho mẹ và bé?
Thay vì ăn quá nhiều trứng ngỗng, mẹ hãy chú ý bổ sung thêm nhiều rau và củ quả để tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Trứng ngỗng tốt, điều này không ai phủ nhận, tuy nhiên nếu cứ ăn vô tội vạ thì sẽ khiến cả mẹ và bé gặp phải những vấn đề về sức khỏe.
Điển hình nhất là trong trứng ngỗng có hàm lượng cholesterol cao hơn trứng gà khá nhiều, đây là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh xơ vỡ động mạch. Vì vậy nếu phụ nữ mang thai ăn quá nhiều trứng ngỗng sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.
Theo quan niệm dân gian, phụ nữ nên ăn trứng ngỗng khi mang bầu từ 3 tháng trở đi. Nếu là con trai ăn 7 quả, con gái thì 9, điều này chỉ mang yếu tố tinh thần chứ chưa được kiểm chứng.
Tuy nhiên vì hàm lượng chất dinh dưỡng trong 1 quả trứng ngỗng khá lớn nên bạn chỉ nên ăn 1 quả/1 tuần tương đương với từ 3 – 4 quả trứng gà. Thay vào đó hãy bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả và các loại thịt, cá để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.
Bà bầu ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy thì tốt?
Không có một thời điểm tối ưu hơn cho bà bầu đối với việc ăn trứng ngỗng. Đây là một thực phẩm bình thường và bà bầu có thể ăn chúng vào bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ.
Tuy vậy, trong ba tháng đầu mẹ bầu thường gặp phải các triệu chứng ốm nghén gây khó khăn đối với việc ăn uống. Trong khi đó trứng ngỗng khá to và là thức ăn khó tiêu, dễ gây đầy hơi, chướng bụng. Do đó, nếu đây không phải là món ăn mẹ bầu ưa thích thì tốt nhất mẹ không nên thử ăn chúng trong ba tháng đầu thai kỳ.
Một lưu ý khác là mẹ bầu chỉ nên ăn 1 quả trứng ngỗng/tuần. Việc ăn nhiều trứng ngỗng, dù là mẹ yêu thích thì cũng không có lợi cho sức khỏe mẹ nhé.
Giờ thì mẹ đã có câu trả lời cho băn khoăn bà bầu ăn trứng ngỗng tháng thứ mấy thì tốt rồi nhé.
Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc: “Tại sao phụ nữ mang thai nên ăn trứng ngỗng?” Hi vọng qua đây sẽ giúp các mẹ có cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất. Bên cạnh đó, khi trong quá trình mang thai bạn cần chú ý với những điều cấm kị đối với bà bầu trong quá trình mang thai của chúng tôi thực hiện trước đó.
Cách lựa chọn trứng ngỗng
Khi ăn trứng ngỗng mẹ cũng cần lựa những quả trứng tốt để dùng. Dưới đây là những lưu ý cho mẹ khi lựa trứng ngỗng.
Mẹ nên soi trứng trước nguồn sáng, giữ trứng trong lòng bàn tay và chỉ để hở hai đầu trứng. Nếu thấy trứng có màu hồng với 1 chấm mờ và nhìn rõ túi khí là trứng tốt. Mẹ tránh lấy các trứng có vệt máu, giun sáng hay có vật lạ trong trứng.
Mẹ cũng có thể thả trứng vào dung dịch nước muối loãng 10%. Nếu trứng lơ lửng trong nước thì là trứng mới, còn nếu trứng nổi lên mặt nước thì là trứng cũ, đã đẻ quá 5 ngày.
Mẹ cũng có thể kiểm tra bằng cách kẹp trứng giữa ngón trỏ và ngón cái rồi lắc nhẹ. Nếu là trứng mới thì khi lắc sẽ không kêu. Còn nếu trứng kêu thì càng to chứng tỏ trứng đã để càng lâu.
Theo WTT