Thêm 1 bé M.ẤT M.ẠNG vì hóc thạch rau câu, người lớn làm ơn đừng chủ quan mà hại con trẻ

Bé 11 tháng tuổi được chuyển đến bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM trong tình trạng hôn mê, tim ngưng thở và đồng tử 2 bên của bé đã giãn, không còn phản xạ thần kinh do hóc thạch rau câu.

Gia đình bé cho biết, trong lúc đang ăn rau câu thì bé bị sặc, toàn thân tím tái, gia đình đưa bé đi cấp cứu ở bệnh viện địa phương. Thời gian đưa bé đi cấp cứu mất 20 phút. Lúc vào phòng cấp cứu, bé đã rơi vào tình trạng hôn mê sâu, ngưng tim ngưng thở, đồng tử giãn, không còn phản xạ thần kinh. Bác sĩ làm hồi sức tim phổi nhưng không có tác dụng. Sau đó bé được chuyển lên bệnh viện Nhi đồng 2 nhưng các bác sĩ cho biết tình trạng của bé đã quá nặng và bé đã t.ử v.ong sau đó trong sự đau xót của gia đình.

Mặc dù đã có nhiều lời cảnh báo có thể xảy ra hóc dị vật khi cho bé ăn rau câu, cũng như từng xảy ra nhiều cái chết thương tâm. Nhưng có vẻ như nhiều cha mẹ vẫn phớt lờ, vô tư cho con ăn món này mà không để mắt theo dõi, cho đến khi bé phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình.

Thạch rau câu là món ăn khoái khẩu của nhiều trẻ do thạch mềm, ngọt, dễ ăn. Thấy con thích, nhiều cha mẹ vô tư chiều bé mà không biết bé có thể bị hóc thạch rau câu, mất mạng mạng bất cứ lúc nào.

Vì sao hóc thạch rau câu lại nhanh chóng dẫn đến t ử v ong?

Theo bác sĩ Đinh Tấn Phương, trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1, khi ăn rau câu, trẻ nhỏ thường dùng lực hút mạnh để đẩy miếng rau câu vào miệng. Đây là thói quen của hầu hết trẻ nhỏ khi ăn rau câu thay vì cứ cắn từng miếng một và nhai kỹ. Khi lực lớn đẩy miếng rau câu vào họng sẽ làm nắp thanh môn trong cổ họng mở to, cùng với độ trơn của miếng thạch, chúng dễ dàng lọt vào đường thở, chắn ngang và gây ngạt thở.

Sở dĩ rau câu khi hóc đặc biệt nguy hiểm hơn vì so với các dị vật có góc cạnh, khi bị hóc vẫn còn chừa khe hở, trẻ có thể thở được. Tuy nhiên, với những vật nhẵn, tròn và trơn như thạch rau câu thì khi rơi xuống thanh quản sẽ biến đổi hình dạng do thạch mềm dẻo nhưng dai, làm khít đường thở gây ngạt nhanh và t.ử v.ong. Nếu không được sơ cứu ngay trong vòng 4 phút, tức thời gian vàng để cứu sống một người bị ngạt thở do nghẹn, hóc thì chắc chắn nguy cơ TV sẽ rất cao. Ngay cả khi cứu được thì khả năng để lại di chứng cũng rất khó tránh khỏi. Nói về điều này, bác sĩ Phương cho biết thêm: “Chỉ trong vòng 4 phút mà không xử trí, mở đường thở, cung cấp oxy, máu lên não cho trẻ là bệnh nhân đã rơi vào nguy kịch, khó cứu được hay có may mắn cứu được mạng sống thì trẻ cũng bị tổn thương não nặng nề”.

Cái chết thương tâm của bé 11 tháng tuổi mới đây làm nhiều mẹ chợt đau lòng nhớ đến cái chết thương của bé trai 5 tuổi ở quận 10, TPHCM. Bé này cũng không qua khỏi vì hóc thạch rau câu. Bé được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng tím tái, ngưng tim ngưng thở, thiếu oxy lên não. Gia đình bé cho biết bé đang ăn rau câu, có lẽ vì mút mạnh nên nguyên miếng rau câu chạy tọt vào cổ, gia đình đã cố gắng vỗ lưng, ấn ngực để đẩy dị vật ra ngoài nhưng không được. Dù các bác sĩ đã làm hồi sức cấp cứu nhưng cháu bé không qua khỏi.

Những tai nạn hóc thạch rau câu luôn ám ảnh các ông bố, bà mẹ và nó sẽ còn “nuốt mạng” thêm các trẻ nhỏ khác nữa nếu bố mẹ không ý thức nhiều hơn về việc phòng ngừa.

Phòng ngừa tình trạng nghẹt đường thở ở trẻ

Để tránh tình trạng trẻ hóc dị vật dẫn đến nghẹt đường thở, gây tím tái, ngừng thở, cha mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc. Dưới đây là những hướng dẫn của bác sĩ Huyên Thảo vừa cập nhật:

CÁCH PHÒNG NGỪA NGHẸT ĐƯỜNG THỞ Ở TRẺ NHỎ

Ba mẹ và gia đình thường rất lo sợ về nghẹt đường thở, và đây là nỗi lo đúng đắn.

Nhiều ba mẹ chỉ đến học lớp sơ cứu vì quan tâm đến việc làm sao mình có thể đối phó với tình huống con bị nghẹt dị vật đường thở một cách đúng đắn và hiệu quả, nếu tình huống không may này xảy ra.

Tuy nhiên, trước hết, chúng ta nên biết cách để phòng ngừa một cách tốt nhất:

1. Cho trẻ ngồi ăn: trẻ ăn khi chạy vòng quanh hoặc khi đang chơi có nguy cơ hóc nhiều hơn. Vì vậy nên cho ăn khi trẻ ngồi bàn hoặc ngồi xuống đất.

2. Cắt thức ăn thành miếng nhỏ: nên cho trẻ ăn miếng nhỏ bằng hạt đậu hà lan cho đến khi trẻ nhai thật tốt. Đối với những thức ăn dạng tròn, như trái nho, xúc xích…nên CẮT THEO CHIỀU DỌC, để tránh trường hợp hóc và tắc nghẽn đường thở. Những thức ăn có hạt lớn như nhãn, cherry, chôm chôm…nên tách thịt ra, bỏ hạt, rồi mới cho trẻ nhỏ ăn.

3. Đối với những thức ăn cứng, như cà rốt, lê, táo…nên cho trẻ ăn dạng dằm nhỏ, hoặc nấu cho mềm.

4. Tránh cho trẻ ăn các loại đậu nguyên hạt, như đậu phộng, hạnh nhân, hạt điều….cho đến khi trẻ được 3 tuổi.

5. Cẩn thận không để các đồ chơi, đồ vật nhỏ ở gần trẻ. Trẻ nhỏ rất tò mò, và thường rất thích đưa bất kì vật nào trẻ thấy vào miệng và thử nuốt.

6. Tránh các đồ chơi có mảnh ghép nhỏ, hoặc những phần nhỏ tách rời được.

7. Nếu nhà có nhiều trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau, nên chia hộp giữ đồ chơi cho trẻ nhỏ riêng biệt, và những đồ chơi lắp ghép của trẻ lớn nên được để xa tầm với của các bạn nhỏ nhé! Các chuỗi hạt để xâu, khâu vá, đồ chơi ghép hình như lego, các bộ phận xe lắp ráp…..là những đồ chơi bạn cần lưu ý nhé!

Cách xử lý khi trẻ bị hóc thạch rau câu

Khi trẻ bị hóc thạch rau câu, cha mẹ cần bình tĩnh xử lý. Việc sơ cứu là rất quan trọng. Nếu sơ cứu kịp thời và đúng cách có thể cứu mạng trẻ.

Với trẻ nhỏ:

Cho trẻ nằm, đầu thấp hơn ngực, dùng lực tác động theo hướng từ vùng ngực tới miệng để đẩy dị vật ra ngoài.

Ấn tim thổi ngạt trong khi gọi xe cấp cứu và đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất nếu thấy trẻ tím tái.

Lưu ý: Không dùng tay móc dị vật vì như vậy sẽ làm dị vật bị đẩy vào sâu hơn.

Với trẻ lớn:

Nếu trẻ còn tỉnh: Cho trẻ đứng. Đứng phía sau sưng hoặc quỳ gối, choàng tay ra phía trước ngang thắt lưng, một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn kia, đặt dưới xương ức của trẻ, ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp. Có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần nếu vẫn chưa lấy được dị vật.

Nếu trẻ hôn mê, bất tỉnh: Đặt trẻ nằm ngửa, quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ, nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn thật mạnh vào dưới xương ức của trẻ từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.

Nếu trẻ hôn mê và không thở được: Hà hơi thổi ngạt 2 cái nếu trẻ vẫn không thở được và vẫn chưa lấy được dị vật, cần kết hợp hà hơi thổi ngạt và dùng tay ấn cho đến khi dị vật văng ra hoặc bé khóc, thở được, hồng hào hơn. Lúc này cần đưa bé đến bệnh viện ngay.

Theo Phụ nữ Thủ đô

Related Posts

16 bức ảnh cho thấy ‘chán đời’ có thể nảy sinh ý tưởng khiến người ta phì cười

Chán nản có thể khiến thúc đẩy người ta tạo nên những điều tuyệt vời. Một số người trong hoàn cảnh chán đời có thể trở thành…

Bác sĩ phụ sản gợi ý: 20 mâm cơm ở cữ, bà đẻ nên ăn để lợi sữa rất tốt cho mẹ và bé

Các bà mẹ sinh thường thì có sự lựa chọn đa dạng hơn, có thể uống sữa, các loại sinh tố, cháo thịt, cháo móng giò… Đối…

10 mẹo làm đẹp cực hữu ích mùa đông giúp các nàng luôn xinh, chẳng sợ môi khô da mốc

Khỏi lo cứ đến mùa đông da lại khô, nứt nẻ, môi sần sùi sẽ không còn là nỗi ảnh. Hãy lưu ngay 10 mẹo siêu hay…

Bà mẹ chia sẻ ảnh bào thai 14 tuần tuổi vì con bị gọi là “chất thải y tế”

Sharran Sutherland một người mẹ bị sảy thai ở tháng thứ 4 đã đăng bức ảnh đứa con bé nhỏ Miran củ mình lên mạng xã hội…

Đánh bay mỡ thừa, tạm biệt vòng eo sồ sề, chảy xệ chỉ với 10 phút mỗi ngày tại nhà

Chị em phụ nữ vẫn luôn bị ám ảnh bởi vòng eo sồ sề, kém thon. Chính vì vậy, ai cũng muốn tìm cách để có được…

8 loại bệnh chỉ cần ăn ổi là sẽ khỏi, không cần chạy đi bác sĩ tốn tiền

Nếu ổi là loại quả được bạn ưa chuộng thì điều gì sẽ xảy ra khi thường xuyên ăn quả này! Người ta ví ổi chứa một…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *