Tâm thư đẫm nước mắt của người mẹ có con bị u ng th ư má u: ‘Sợ thức dậy mà không có con’

“Mẹ tin dù là chỉ còn 1% thì mẹ vẫn tin, tất cả mọi người sẽ không quay lưng lại với mẹ con mình…”Mẹ sợ mỗi lúc thức dậy mà không có con bên cạnh!

Hai mẹ con chị Nguyệt đang điều trị bên Hàn. Ảnh FBNV

Trong những ngày mỏi mòn cùng con điều trị bệnh ở nơi xứ người, khi biết được sự sống của con có cơ hội nhưng với chi phí quá lớn, chị Nguyễn Thị Nguyệt đã viết những dòng tâm sự đau thương đến thắt lòng trên trang cá nhân Nguyet Vy:

“Mẹ hận căn bệnh này!

Cách đây 10 năm nó đã cướp đi người em gái ruột mà mẹ rất mực yêu thương khi dì ấy vừa tròn 24 tuổi. Mẹ đã bên cạnh và chứng kiến toàn bộ tháng ngày vật vã, đau đớn chống chọi với bệnh tật của dì con. Nó biến dì con từ một thiếu nữ xinh tươi, tràn đầy sức sống thành một bệnh nhân xác xơ, gầy yếu da bọc xương với cái đầu trọc lóc. Sau 17 tháng chiến đấu, dì con đã phải đầu hàng số phận và ra đi để lại bao nỗi tiếc thương, đau buồn cho những người ở lại…

Vậy mà không ngờ nó đã quay trở lại trên cơ thể bé nhỏ của con gái mẹ. Khủng khiếp quá con ạ! Từ ngày đó mẹ luôn nghĩ mình còn được bên con bao lâu nữa, được nhìn con cười, con khóc và con nói yêu mẹ thêm bao nhiêu lần nữa.

Mẹ sợ một ngày nào đó thức dậy mà không có con bên cạnh. Tim mẹ nhói đau con ạ. Mẹ sẽ quyết chiến đấu để giữ con bên mình. Chẳng phải rất nhiều người đã vượt qua được vì khát khao sống và niềm tin chiến thắng với bệnh tật đó sao.

Rồi mẹ hy vọng ngày nay y học phát triển các bác sỹ sẽ chữa khỏi bệnh cho con. .. Những ngày đầu nằm viện con sợ lắm, sợ bị tiêm,sợ bị lấy máu, sợ bị chọc tủy nên mỗi lần nhìn thấy bóng dáng các cô y tá hay bác sĩ con lại trùm chăn kín mít để trốn rất tội nghiệp mà với bệnh của con những việc đó diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Đã bao lần con vùng vẫy, con khóc lóc , con đòi về nhà…. Nhưng rồi con cũng phải dần thích nghi với cuộc sống đó thay vì sách vở, bạn bè, trường lớp.

Còn mẹ thì cùng con bắt đầu cuộc chiến với những ngày dài lo lắng, nín thở chờ từng kết quả xét nghiệm, những đêm dài không thể ngủ được vì những dòng suy nghĩ miên man về ngày mai của con gái. Những giọt nước mắt không ngừng rơi tưởng chừng như không có điểm dừng khi bác sĩ viện huyết học và truyền máu TƯ nói trường hợp của con là trường hợp hiếm gặp vì không đáp ứng với phác đồ điều trị. Cánh cửa cứu sống con dường như đóng sập lại, nỗi sợ hãi và thất vọng bao trùm lấy mẹ vì nếu chúng ta chấp nhận kết quả này thì ngày mai của con sẽ chỉ là những ngày đếm ngược ngắn ngủi.

Nhưng con ơi mẹ không thể bỏ cuộc dễ dàng như vậy, dù chỉ còn 1% hy vọng mẹ sẽ nắm lấy.Và may mắn thay có lẽ ông trời vẫn còn thương mẹ con mình. Trong lúc tăm tối nhất mẹ lại thấy được ánh sáng le lói khi cuộc đời này lại cho mẹ gặp được giáo sư Kim Chul Soo– người đã hai lần ghép tủy thành công cho hai bệnh nhân Việt Nam và cứu họ thoát khỏi bàn tay tử thần.

Vậy là chúng ta khăn gói ra đi trong chuyến bay vội vàng đến Hàn Quốc để tìm kiếm cơ hội mới. Cánh cửa mới với hy vọng mới đã mở ra cho con gái của mẹ. Con đáp ứng tốt, rất tốt với phương pháp điều trị tại đây, tế bào ung thư đã được đẩy lui và cơ thể con đã sẵn sàng cho ghép tủy. Đến các bác sĩ cũng phải ngạc nhiên trước sức chống chọi và thể trạng rất tốt của con. Có đợt truyền hóa chất cực mạnh bác sĩ thông báo trước rằng con sẽ rất mệt và đau.

Con có cáu gắt, có mệt, có nôn, có chán ăn và nhiều mảng da trên cơ thể bị cháy sém do hóa chất nhưng chỉ vỏn vẹn trong 3 ngày. Rất nhanh sau đó con hồi phục và tươi tỉnh trở lại.

Một tin vui nữa lại đến. Bác sĩ vừa thông báo đã tìm được tủy phù hợp với con và sẽ thực hiện ca phẫu thuật sau 3 tuần nữa. Thật kỳ diệu, chúng ta đang đến gần phép màu con gái ạ. Giờ mẹ con mình hãy chuẩn bị tinh thần bước tiếp vào trận đấu cực kỳ khốc liệt mang tên là “Ghép tủy’’ con nhé nhưng mẹ tin rằng chúng ta sẽ chiến thắng. Chúng ta đã về gần tới đích với niềm hy vọng ngày một lớn dần.

Mong sự hỗ trợ của cộng đồng

Hiện tại, cháu Trần Nguyệt Vy, 7 tuổi – con gái chị đang điều trị bệnh ung thư máu tại một bệnh viện ở Hàn Quốc. Chị Nguyệt cho biết, gia đình phát hiện con bị bệnh từ tháng 2/2018. Sau 4 tháng điều trị ở Việt Nam không hiệu quả, bác sĩ nói với gia đình chị rằng tình trạng của bé có tiên lượng rất xấu, điều trị hóa chất cùng lắm tới lần thứ 4 cơ thể sẽ không không tiếp nhận được nữa.

Để điều trị cho con cần phải thực hiện ghép tủy nhưng ở Việt Nam không thể thực hiện được do tế bào ác tính vẫn còn.

Cách duy nhất là đưa sang nước ngoài như Hàn Quốc để điều trị và ghép tủy mới có cơ hội cứu sống được cháu.

Bé Vy đang rất cần kinh phí để ghép tủy, con sẽ khỏe mạnh trở lại

Vợ chồng chị một mặt vẫn để con điều trị tại BV (Hàn Quốc) và mặt khác cố gắng liên lạc về Việt Nam để tìm sự hỗ trợ.

May mắn, qua hai đáng điều trị, bé đã đáp ứng tốt với phác đồ điều trị và có được các kết quả rất tốt. Đến giờ, Vy vẫn hồn nhiên nghĩ con virus làm con mệt mỏi, đau chân, làm con chảy máu rồi làm cho tóc con rụng không còn sợi nào.

Ngày nào con cũng hỏi mẹ: ”Mẹ ơi nếu con khỏi bệnh thì mẹ cho con ăn kem nhé”, ”Mẹ ơi nếu con khỏi bệnh mẹ cho con đi du lịch nhé”…

Chị Nguyệt cho biết, mong mỏi nhất là muốn con gái được sống. Nhưng vấn đề quan trọng nhất lúc này là phải có kinh phí để bé bước tiếp vào giai đoạn ghép tủy. Để có tiền chữa bệnh cho bé Vy, gia đình phải rao bán nhà, vay mượn bạn bè, họ hàng nội ngoại hai bên song vẫn chưa đủ.

Chi phí thực tế phát sinh không như dự tính ban đầu do thể bệnh của con quá phức tạp phải dùng những loại thuốc cực kỳ đắt đỏ. Những tháng ngày điều trị cho con bên này cũng đã tiêu tốn gần hết mọi nguồn lực tài chính của cả gia đình và không thể tự mình bước tiếp. Chị mong những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ cho gia đình được phần nào khi con đã gần về “đích” sự sống.

Đã có những lúc chị định ôm con về nước nhưng mỗi lúc như vậy bên tai chị lại vang lên những câu hỏi ngây thơ của con: “Mấy tháng nữa con được về Việt Nam đi học. Con nhớ đi học lắm mẹ ạ! Con chán nằm viện lắm rồi!”, lòng chị lại đau như cắt.

“Phía trước con đường của con đã nhìn thấy ánh nắng của sự sống, mẹ đã chấp nhận đánh đổi và sẵn sàng tiếp tục đánh cược với số phận để giữ lại ánh mắt, nụ cười mang nét của mình trong hình hài bé bỏng ấy.

Mẹ tin dù là chỉ còn 1% thì mẹ vẫn tin, tất cả mọi người sẽ không quay lưng lại với mẹ con mình. Mẹ tin điều đó bởi nếu còn sự sống là còn hy vọng. Vậy hy vọng được sống thì có gì sai khi mà cả mẹ và con đều đang tồn tại trên cõi đời này.

Mỗi buổi sáng thức dậy mẹ không dám mở mắt ngay như trước bởi mẹ sợ… một nỗi sợ hãi cùng cực bủa vây lấy mẹ.

Cuộc sống của gia đình mình giờ là ở bước đường cùng nhưng nhất quyết mẹ sẽ không buông tay con đâu. Từ thẳm sâu trái tim của một người làm mẹ, mong cộng đồng hãy chung tay giúp con gái tôi có được một cuộc sống vui, sống khỏe ở cõi tạm trần thế này. Bởi còn hy vọng thì người làm mẹ như tôi không thể buông con” – chị viết tâm sự.

Tiêu đề đã được thay đổi

Theo WTT

Related Posts

16 bức ảnh cho thấy ‘chán đời’ có thể nảy sinh ý tưởng khiến người ta phì cười

Chán nản có thể khiến thúc đẩy người ta tạo nên những điều tuyệt vời. Một số người trong hoàn cảnh chán đời có thể trở thành…

Bác sĩ phụ sản gợi ý: 20 mâm cơm ở cữ, bà đẻ nên ăn để lợi sữa rất tốt cho mẹ và bé

Các bà mẹ sinh thường thì có sự lựa chọn đa dạng hơn, có thể uống sữa, các loại sinh tố, cháo thịt, cháo móng giò… Đối…

10 mẹo làm đẹp cực hữu ích mùa đông giúp các nàng luôn xinh, chẳng sợ môi khô da mốc

Khỏi lo cứ đến mùa đông da lại khô, nứt nẻ, môi sần sùi sẽ không còn là nỗi ảnh. Hãy lưu ngay 10 mẹo siêu hay…

Bà mẹ chia sẻ ảnh bào thai 14 tuần tuổi vì con bị gọi là “chất thải y tế”

Sharran Sutherland một người mẹ bị sảy thai ở tháng thứ 4 đã đăng bức ảnh đứa con bé nhỏ Miran củ mình lên mạng xã hội…

Đánh bay mỡ thừa, tạm biệt vòng eo sồ sề, chảy xệ chỉ với 10 phút mỗi ngày tại nhà

Chị em phụ nữ vẫn luôn bị ám ảnh bởi vòng eo sồ sề, kém thon. Chính vì vậy, ai cũng muốn tìm cách để có được…

8 loại bệnh chỉ cần ăn ổi là sẽ khỏi, không cần chạy đi bác sĩ tốn tiền

Nếu ổi là loại quả được bạn ưa chuộng thì điều gì sẽ xảy ra khi thường xuyên ăn quả này! Người ta ví ổi chứa một…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *