Riboflavin còn gọi là vitamin B2, giúp thúc đẩy chiều cao, thị giác, đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển xương, cơ và hệ thần kinh của thai nhi.
Riboflavin là một vitamin tan trong nước, điều đó nghĩa là cơ thể không dự trữ được nó nên bạn cần bổ sung vitamin này hàng ngày.
Một số nghiên cứu cho thấy, người mẹ không nhận đủ riboflavin khi mang thai thì sẽ tăng nguy cơ bị tiền sản giật. Vitamin B2 tham gia vào phản ứng khôi phục oxy hoá, thúc đẩy cơ thể phát triển, có tác dụng bổ gan, thúc đẩy quá trình bài tiết sữa, ngăn ngứa ngáy – tình trạng khó chịu mẹ bầu hay gặp phải khi mang thai.
Lượng riboflavin cần thiết
– Phụ nữ mang thai: 1,4mg/ngày.
– Phụ nữ cho con bú: 1,6mg/ngày
Giai đoạn mang thai và cho con bú, phụ nữ cần nhiều riboflavin hơn bình thường.
Những thực phẩm giàu riboflavin mẹ bầu nên bổ sung.
Sữa, bánh mỳ và ngũ cốc là những nguồn dồi dào riboflavin. Bột mỳ cũng rất giàu loại vitamin này. Hãy thử:
– Một cốc sữa chua ít béo: 0,5mg.
– 1 miếng trứng luộc: 0,3mg.
– ½ cốc đậu nành: 0,3mg.
– ½ bát nấm rơm nấu chín: 0,2mg.
– ½ bát pho mát: 0,2mg.
– ½ bát rau chân vịt nấu chín: 0,2mg.
Ánh sáng có thể phá hủy riboflavin, vì thế nên bảo quản thực phẩm ở chỗ râm, mát.
Trường hợp không cần bổ sung riboflavin
Nếu bạn nhận đủ riboflavin qua chế độ dinh dưỡng tốt gồm các sản phẩm từ sữa, trứng, thịt, rau xanh, ngũ cốc… thì không cần phải bổ sung riboflavin. Những phụ nữ bất dung nạp lactose (có trong sữa) có thể phải kiêng sữa. Khi đó, thai phụ cần được ăn uống những thứ giàu riboflavin khác, cũng như có thể bổ sung riboflavin theo chỉ dẫn từ bác sĩ.
Dấu hiệu thừa riboflavin
Quá liều vitamin B2 khiến nước tiểu có màu vàng cam sậm.
Dấu hiệu thiếu riboflavin
Dấu hiệu thiếu riboflavin gồm thiếu máu, đau và nứt môi, miệng.