Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng trong củ lạc còn chứa chất “Resveratrol”, loại chất này có hoạt tính sinh vật rất mạnh, nó không chỉ giúp ngăn ngừa ung thư mà còn có thể ngăn chặn tiểu cầu ngưng tụ. Mỗi 100g lạc còn chứa 8,48 mg kẽm, có thể tăng cường chức năng miễn dịch và chống lão hóa.
Ở nước ta, hiện đang bước vào mùa thu hoạch lạc. Củ lạc còn được người ta đặt cho cái tên là “quả trường sinh”, bởi giá trị dinh dưỡng của nó.
Lạc là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mà lại rẻ tiền, dễ kiếm. Lạc chứa một lượng lớn Steroid thực vật, một chất rất có lợi cho sức khỏe con người.
Đặc biệt trong lạc còn chứa chất β-Sitosterol có tác dụng phòng ngừa ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và bệnh tim mạch.
Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng trong củ lạc còn chứa chất “Resveratrol”, loại chất này có hoạt tính sinh vật rất mạnh, nó không chỉ giúp ngăn ngừa ung thư mà còn có thể ngăn chặn tiểu cầu ngưng tụ.
Mỗi 100g lạc còn chứa 8,48 mg kẽm, có thể tăng cường chức năng miễn dịch và chống lão hóa.
1. Thúc đẩy cơ thể sinh trưởng và phát triển
Trong lạc có chứa hàm lượng canxi cực cao mà canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương của con người. Vì vậy, ăn lạc có thể giúp thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
2. Thúc đẩy tế bào sinh trưởng, nâng cao trí thông minh
Protein trong lạc có chứa hơn 10 loại axit amin thiết yếu.
Trong đó, chất lysine có thể nâng cao trí thông minh của trẻ em, axit glutamic và axit aspartic có thể thúc đẩy phát triển tế bào não và tăng khả năng ghi nhớ của bộ não.
3. Chống lão hóa sớm
Chất catechin có trong lạc là chất có tác dụng chống lão hóa mạnh mẽ, lysine là một thành phần quan trọng trong việc ngăn ngừa lão hóa sớm.
Thường xuyên ăn lạc sẽ có tác dụng rất tốt trong việc chống lão hóa. Chính vì vậy, từ xưa lạc đã được mệnh danh là “quả trường sinh”.
4. Nhuận phế trừ ho
Lạc có hàm lượng dầu béo phong phú, có tác dụng nhuận phế trừ ho, thường được dùng để chữa các bệnh như: ho hen xuyễn, ho khạc ra máu.
5. Đông máu, cầm máu
Lạc chứa dầu béo và nhiều loại vitamin, đồng thời còn chứa chất giúp rút ngắn thời gian đông máu, có thể chống lại sự tan rã của mảnh fibrin – sợi tơ huyết, tăng cường chức năng sản xuất tiểu cầu của tủy xương, có lợi cho chức năng tạo máu của con người.
Đối với các bệnh rối loạn chảy máu, không chỉ có tác dụng cầm máu mà còn có tác dụng nhất định trong việc điều trị bệnh tận gốc.
6. Ngăn ngừa bệnh tim mạch vành
Dầu lạc có chứa một lượng lớn axit linoleic, chất này có khả năng chuyển hóa cholesterol trong cơ thể thành axit mật thải ra ngoài cơ thể, tránh lắng đọng cholesterol, giảm lượng cholesterol, có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch vành và xơ vữa động mạch.
7. Bổ huyết, thông sữa
Lạc rất giàu dầu béo và protein, có tác dụng bổ khí huyết, dưỡng huyết, thông sữa với phụ nữ sau sinh.
8. Phòng ngừa ung thư đại tràng
Khi các chất sơ hòa tan trong các mô sợi của lạc được cơ thể tiêu hóa và hấp thụ sẽ giống như miếng bọt biển thấm hút chất lỏng và các chất khác, sau đó biến thành dải băng dài chất cặn bã và được thải ra ngoài cơ thể qua đường hậu môn cùng với phân.
Khi các chất này đi qua đại tràng, chúng tiếp xúc với các chất độc hại có trong đại tràng, hấp thụ một số chất độc nào đó.
Nhờ đó, làm giảm sự tích tụ các chất độc hại trong cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư đại tràng.
Theo Soha