Những mũi vắc xin bố mẹ tuyệt đối không được bỏ với trẻ dưới 3 tuổi

Dưới đây là một số mũi vắc-xin mà các bậc phụ huynh cần tiêm cho con để bé có sức đề kháng tốt hơn!

Song song với việc ăn uống đầy đủ và cân đối thì tiêm chủng là cách giúp bảo vệ, giúp trẻ phòng chống bệnh tật hiệu quả. Hiện nay, ngoài lịch tiêm chủng mở rộng do bộ y tế ban hành thì có rất nhiều mũi dịch vụ bên ngoài cần tiêm cho trẻ. Các mũi tiêm này có cần thiết không và thời điểm tiêm như thế nào là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ quan tâm.

Vắc-xin hoạt động như thế nào?

Khi vi trùng hoặc Vxâm nhập vào cơ thể, chúng tấn công và tự phát tán khắp nơi. Cuộc xâm lược của các vi khuẩn làm bé bị bệnh. Khi đó, hệ thống miễn dịch trong cơ thể hoạt động để chống lại các virut gây bệnh. Một khi cơ thể đẩy lùi được virut gây bệnh, cơ thể bạn sẽ tạo ra tế bào nhận biết và chống lại bệnh tật trong tương lai. Vắc-xin cũng hoạt động trên cơ chế tương tự như vậy.

Vắc-xin giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách bắt chước cơ chế của “nhiễm trùng”, nhưng không gây bệnh cho bé. Nó chỉ làm hệ miễn dịch phát triển các phản ứng tương ứng để có thể nhận biết và ngăn ngừa bệnh. Do đó, sau khi tiêm phòng, một số bé có thể hơi sốt nhẹ. Triệu chứng này khá bình thường. Mẹ không cần quá lo lắng nhé!

Những vắc-xin mẹ nên tiêm cho trẻ

1. Vacxin DTaP

Đây là vacxin kháng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà.

Vacxin DTaP nên tiêm khi trẻ được 2, 4,6 và 15-18 tháng tuổi. Một số vắc xin khác có thể cùng tiêm chủng với DtaP như viêm gan B hay bại liệt… nên bạn có thể kết hợp tiêm phòng để giảm số lần đi tiêm.

2. Vacxin ngăn ngừa thủy đậu

Virus thủy đậu có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng trên da và một số biến chứng khác. Bệnh dễ lây lan.

Trẻ nên tiêm mũi đầu tiên khi 12 – 15 tháng tuổi. Mũi thứ hai nên tiêm khi bé được 4-6 tuổi. Trẻ có thể bị sốt hay phát ban khi tiêm phòng vắc-xin này.

3. Vacxin ngừa viêm gan B

Đây là vacxin trẻ cần tiêm sớm nhất, chỉ sau 24 giờ lọt lòng. Mũi thứ hai nên tiêm khi bé được 1 – 2 tháng tuổi. Lúc bé được 6-18 tháng tuổi thì mẹ nên tiêm mũi vacxin thứ ba có liều lượng bằng 1/3 mũi đầu tiên.
Tiêm phòng sớm như vậy nhằm ngăn chặn sự lây lan virus có thể lây sang bé từ mẹ. Sốt nhẹ và sưng đau ở chỗ tiêm là tác dụng phụ khi bé tiêm vacxin này.

4. Vacxin Haemophilus cúm B (Hib)

Hib là một loại vi khuẩn gây viêm màng não và gây nguy hiểm cho trẻ em dưới 5 tuổi rất phổ biến.

Nên tiêm vacxin Hib cho trẻ vào các mốc: 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng và 12 -15 tháng sau khi bé chào đời.

Sau khi tiêm bé có thể xuất hiện triệu chứng sốt và tấy đỏ hay sưng ở chỗ tiêm.

 Những mũi vắc xin bố mẹ tuyệt đối không được bỏ với trẻ dưới 3 tuổi
Tiêm chủng là cách giúp bảo vệ, giúp trẻ phòng chống bệnh tật hiệu quả.

5. Vacxin MMR

Đây là loại vắc-xin giúp trẻ phòng ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella. Hai mũi tiêm phòng này được tiêm vào các mốc: 12-15 tháng tuổi và 4-6 tuổi.

Vacxin MMR có thể tiêm cùng lúc với vacxin ngừa bệnh thủy đậu.

6. Vacxin phòng tránh bại liệt (IPV)

Bại liệt là một trong những chứng bệnh nguy hiểm và có hệ lụy lâu dài cho trẻ. Do đó, trẻ cần được tiêm phòng vacxin này mĩ thứ nhất vào một trong các thời điểm: 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6-18 tháng tuổi. Mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 4-6 tuổi.

7. Vacxin ngăn ngừa bệnh cúm

Bệnh cúm cần được tiêm phòng hàng năm trước mùa dịch để trẻ tránh nhiễm bệnh. Trẻ 6 tháng tuổi mới được tiêm mũi đầu tiên.
Chỗ tiêm có thể sẽ bị đau nhức và sốt nhẹ khi trẻ tiêm phòng.

Nếu trẻ dị ứng trứng thì bé cũng có thể dị ứng với vacxin cúm, không nên tiêm phòng.

8. Vacxin phòng ngừa virus Rota (RV)

Đây là virus tác động lên đường ruột khiến trẻ bị tiêu chảy cấp và nôn ói.

Sau khi tiêm phòng, trẻ có thể sẽ bị tiêu chảy nhẹ hoặc nôn do phản ứng của thuốc.

9. Phế cầu khuẩn liên hợp (PCV 13)

PCV 13 hay thường được gọi là prevnar 13 giúp cơ thể chống lại các loại virus gây nên các bệnh chứng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng máu…

Trẻ cần phải tiêm 4 mũi vào các mốc sau: 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng và 12-15 tháng sau khi sinh.

Sau khi tiêm trẻ có thể bị sưng tấy chỗ tiêm, sốt và buồn ngủ.

10. Vacxin phòng ngừa viêm gan A

Viêm gan A khiến trẻ bị sốt, vàng da và không muốn ăn uống, mệt mỏi. Thường nhiễm virus viêm gan A là do ăn uống không hợp vệ sinh.

Trẻ cần được tiêm 2 mũi vào tháng 12 và tháng thứ 23 sau khi sinh.

Các phản ứng sau tiêm có thể là: đau đầu, chán ăn, mệt mỏi và bị đau ở vết tiêm.

Tiêm chủng là việc làm rất cần thiết nhằm hỗ trợ trong việc phòng tránh bênh tật cho trẻ, chính vì vậy việc tiêm đúng lịch, đủ mũi, đủ liều là rất quan trọng với trẻ nhằm phát huy tối đa tác dụng phòng tránh của vacxin.

Related Posts

16 bức ảnh cho thấy ‘chán đời’ có thể nảy sinh ý tưởng khiến người ta phì cười

Chán nản có thể khiến thúc đẩy người ta tạo nên những điều tuyệt vời. Một số người trong hoàn cảnh chán đời có thể trở thành…

Bác sĩ phụ sản gợi ý: 20 mâm cơm ở cữ, bà đẻ nên ăn để lợi sữa rất tốt cho mẹ và bé

Các bà mẹ sinh thường thì có sự lựa chọn đa dạng hơn, có thể uống sữa, các loại sinh tố, cháo thịt, cháo móng giò… Đối…

10 mẹo làm đẹp cực hữu ích mùa đông giúp các nàng luôn xinh, chẳng sợ môi khô da mốc

Khỏi lo cứ đến mùa đông da lại khô, nứt nẻ, môi sần sùi sẽ không còn là nỗi ảnh. Hãy lưu ngay 10 mẹo siêu hay…

Bà mẹ chia sẻ ảnh bào thai 14 tuần tuổi vì con bị gọi là “chất thải y tế”

Sharran Sutherland một người mẹ bị sảy thai ở tháng thứ 4 đã đăng bức ảnh đứa con bé nhỏ Miran củ mình lên mạng xã hội…

Đánh bay mỡ thừa, tạm biệt vòng eo sồ sề, chảy xệ chỉ với 10 phút mỗi ngày tại nhà

Chị em phụ nữ vẫn luôn bị ám ảnh bởi vòng eo sồ sề, kém thon. Chính vì vậy, ai cũng muốn tìm cách để có được…

8 loại bệnh chỉ cần ăn ổi là sẽ khỏi, không cần chạy đi bác sĩ tốn tiền

Nếu ổi là loại quả được bạn ưa chuộng thì điều gì sẽ xảy ra khi thường xuyên ăn quả này! Người ta ví ổi chứa một…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *