Nếu một ngày nào đó, bạn phát hiện trên mặt, chân hoặc mắt cá chân của mình những mạch máu nhỏ nổi lên hình dạng như mạng nhện. Đừng lo lắng quá, đây là triệu chứng của căn bệnh giãn hay còn gọi là suy tĩnh mạch.
Có đến 55% phụ nữ và 40-45% nam giới phải đối phó với triệu chứng này trong cuộc sống. Dù không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng triệu chứng này gây mất thẩm mỹ kèm ngứa rát rất khó chịu. Thật may mắn cho bạn, tình trạng tĩnh mạch mạng nhện có thể khắc phục tại nhà với các phương pháp đơn giản, dễ thực hiện lại hiệu quả vô cùng.
Tĩnh mạch mạng nhện là gì?
Tĩnh mạch mạng nhện hay còn gọi là giãn mao mạch, tương tự suy tĩnh mạch nhưng có kích thước nhỏ hơn. Tình trạng này thường gặp ở các tĩnh mạch nhỏ, gần bề mặt da, giống như mạng nhện, có màu đỏ, tím hoặc xanh.
Vị trí xuất hiện của các tĩnh mạch mạng nhện thường thấy ở chân, bắp đùi, bên trong bắp chân, hoặc mắt cá. Điều này được giải thích là do trọng lượng cơ thể gây áp lực lên các tĩnh mạch ở chi dưới phải chịu đựng rất cao.
Nguyên nhân gây ra tình trạng tĩnh mạch mạng nhện?
– Yếu tố gia đình.
– Đứng hoặc ngồi quá lâu một tư thế.
– Thừa cân, béo phì quá mức.
– Thuốc tránh thai cũng nằm trong nguyên nhân dẫn đến suy tĩnh mạch.
– Người gặp phải khó khăn trong vấn đề tuần hoàn máu hoặc trước đây đã từng bị cục máu đông.
– Tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai và phụ nữ thời kỳ mãn kinh cũng hay gặp căn bệnh này do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
“Đánh bay” chứng tĩnh mạch mạng nhện
1. Hướng khắc phục tại chỗ bằng tinh dầu
Biện pháp khắc phục tại chỗ sẽ được thực hiện trực tiếp lên vùng da bị tĩnh mạch mạng nhện nhằm làm giảm triệu chứng và thu nhỏ vùng da mạng nhện một cách nhanh nhất.
Dấm táo
Dấm táo là nguyên liệu đứng đầu trong làm giảm các triệu chứng của căn bệnh tĩnh mạch mạng nhện.
– Bạn dùng một miếng vải hoặc băng gạc ngâm qua dung dịch dấm táo.
– Quấn vải hoặc cố định băng gạc lên vùng da bị suy tĩnh mạch, giữ cố định trong khoảng thời gian 10-15 phút.
– Mỗi ngày 2 lần, thực hiện cho đến khi nào bạn không còn nhìn thấy các tĩnh mạch mạng nhện ở dưới da.
Uống dấm táo
Ngoài cách băng bó, bạn cũng có thể uống trực tiếp dung dịch dấm táo cũng có tác dụng tương tự.
Bạn cần chuẩn bị 1 muỗng cà phê dấm táo, mật ong nguyên chất. Cho lần lượt vào cốc nước ấm, trộn đều và uống trước bữa ăn.
Hãy kiên trì thực hiện trong vòng 1-2 tháng, triệu chứng và vùng da suy tĩnh mạch sẽ giảm xuống.
Massge bằng dầu mù tạt
Dầu mù tạt có tác dụng tăng cường lưu thông máu lên vùng da bị suy tĩnh mạch và giảm sắc tố đỏ dưới da do mạch máu gây ra.
Bạn hãy trộn vài giọt tinh dầu mù tạt và tinh dầu nền lại với nhau, nhẹ nhàng massage hỗn hợp này lên da có tĩnh mạch mạng nhện. Thực hiện liên tục, 2 ngày mỗi lần sẽ cho kết quả thật bất ngờ.
Massage bằng tinh dầu chanh
Tinh dầu chiết xuất từ trái chanh có tác dụng làm tăng cường cách thành mạch máu trên cơ thể. Do đó, dễ dàng khắc phục tình trạng suy tĩnh mạch.
Bạn hãy trộn 2-3 giọt tinh dầu chanh với hỗn hợp dầu nền, loại dầu này giúp tinh dầu chanh dễ thẩm thấu vào trong da.
Dùng hỗn hợp này, massage trực tiếp lên vùng da có tĩnh mạch mạng nhện, mỗi ngày 1 lần.
2. Khắc phục bằng cách tăng cường tuần hoàn máu
Các bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, đạp xe là một trong những cách giúp cải thiện tuần hoàn máu trong cơ thể, nguyên nhân gây ra tình trạng suy tĩnh mạch.
Bạn có thể lựa chọn bài tập phù hợp nhất để làm giảm triệu chứng của tĩnh mạch mạng nhện.
Ngoài ra, các loại thảo mộc cũng có tác dụng cải thiện lưu thông máu như gừng, hạt dẻ ngựa, cây ginkgo biloba của Mỹ… Tuy nhiên, ở đây chỉ đề cập tới gừng, loại thảo mộc dễ tìm nhất.
Gừng
Theo nhiều nghiên cứu, gừng có tác dụng hạ huyết áp, làm loãng máu và giảm áp lực lên thành mạch. Do đó, gừng có tác dụng trong hỗ trợ điều trị căn bệnh suy tĩnh mạch. Hãy thêm gừng vào các món ăn hằng ngày hoặc đơn giản là uống tách trà gừng vào buổi sáng.
Hãy kiên trì áp dụng, các triệu chứng và phạm vi của căn bệnh suy tĩnh mạch sẽ thuyên giảm đáng kể.
3. Thay đổi lối sống
Dựa trên các nguyên nhân gây bệnh, bạn sẽ dễ dàng khắc phục tình trạng này bằng cách vô cùng đơn giản là thay đổi lối sống.
– Duy trì cân nặng ở mức bình thường bằng cách thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
– Tránh ngồi và hoặc đứng quá lâu một tư thế. Không nên bắt chéo chân quá lâu khi ngồi hoặc khi đứng hãy tranh thủ thực hiện vài động tác thư giãn chân.
– Hạn chế mang những đôi giày cao gót trên 3cm.
– Thêm các loại gia vị như gừng, nghệ, hành tây, tỏi, ớt vào trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày. Tuy hơi nặng mùi một chút nhưng lại có tác dụng tích cực tới căn bệnh suy tĩnh mạch.
– Nâng cao chân, đây là hành động tưởng chừng vô tác dụng nhưng lại giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng tĩnh mạch mạng nhện. Hãy nâng bàn chân sao cho vị trí chân cao hơn so với tim, giữ nguyên trong thời gian 15 phút, ngày thực hiện 3-4 lần giúp giảm áp lực lên đôi chân rất tốt.