Một số loại cá vừa ngon vừa bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn nhiều. Lý do là chúng chứa nhiều thủy ngân, theo các chuyên gia dinh dưỡng.
Danh sách những loại thủy hải sản chứa thủy ngân nên hạn chế ăn nhiều gồm có:
Nguồn cá tự nhiên đang đối diện với nhiều chất ô nhiễm, không an toàn để tiêu thụ như iodine – 131, cesium 137… được xả ra nguồn nước gây ảnh hưởng chất lượng cá.
Vì lý do trên, cá thu là một trong những loạicá chứa thủy ngân nên dè chừng mỗi khi có ý định dùng chúng chế biến bữa ăn. Dù chứa lượng magie cao song cá thu lại tiềm ẩn nguy hiểm cho sức khỏe bởi chúng có thể nhiễm độc thủy ngân.
Trứng cá đen (caviar) giàu dinh dưỡng nên được nhiều người lựa chọn để chế biến món ăn. Tuy nhiên, trứng cá đen từng được cảnh báo có thể gây nguy hiểm do chúng thường sống ở các vùng nước chứa chất độc, ô nhiễm.
Lươn màu vàng hoặc có màu bạc cũng không nên ăn nhiều. Loại lươn sở hữu màu sắc này thường có nguy cơnhiễm PCBs và thủy ngân cao.
Cá kiếm cũng bị liệt vào danh sách những loại cá gây nguy hiểm nếu ăn nhiều. Một mẫu cá kiếm có thể chứa tới 976 ppm thủy ngân. Lượng thủy ngân khổng lồ này khi đi vào cơ thể có khả năng gây tổn hại tế bào não.
Cá ngừ xanh và cá ngừ mắt to được cảnh báo là loại cá chứa thủy ngân. Hai loại cá ngừ này có lượng thủy ngân lớn, chỉ đứng sau cá kiếm.
Cá hồi chứa lượng lớn protein và axit béo omgea – 3 rất tốt cho sức khỏe. Dù vậy, môi trường sống có ý nghĩa quyết định đến chất lượng thịt cá. Việc nuôi thả trong môi trường điều kiện vệ sinh kém khiến cá chứa nhiều độc tố làm tăng nguy cơ tiểu đường, tăng cân.
Cá mập không chỉ chứa nhiều thủy ngân so với các loại cá khác mà còn tiềm ẩn nhiều độc tố nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn không nên ăn lượng lớn để bảo vệ sức khỏe của mình.
Hầu hết các loại cá đều có chứa thủy ngân, nhưng mỗi loại nhiễm độc nhiếu ít khác nhau.
Thủy ngân nguyên tố lỏng ít độc, nhưng các hợp chất và muối của nó lại rất độc. Đây là nguyên nhân gây ra các tổn thương não và gan khi con người tiếp xúc, hít thở hay ăn phải.
Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học rất dễ dàng hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Các hợp chất vô cơ ít độc hơn so với hợp chất hữu cơ của thủy ngân. Cho dù ít độc hơn so với các hợp chất của nó nhưng thủy ngân vẫn tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong các cơ thể sinh vật. Một trong những hợp chất độc nhất của nó là đimêtyl thủy ngân, độc đến mức chỉ vài micrôlít rơi vào da có thể gây tử vong.
Chứng bệnh Minamata là một dạng ngộ độc thủy ngân. Thủy ngân tấn công hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết, đồng thời ảnh hưởng tới miệng, các cơ hàm mặt và răng. Sự phơi nhiễm kéo dài gây ra các tổn thương não và gây tử vong. Nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.