Nếu ai đã từng bị mụn rộp (hay còn gọi là virus Herpes) chắc chắn sẽ biết đến nỗi khổ như thế nào, nóng ran, ngứa ngáy khó chịu… và thái độ của chị em thì hay nổi cáu, bực bội…
Lúc còn con gái, em chưa hề biết virus Herpes là gì. Từ khi sinh con đến nay không hiểu sao em lại phải mang trong người cái con virus quái quỷ này không biết. Mỗi khi cơ thể mệt mỏi, sắp đến kỳ nguyệt san, sức đề kháng yếu thì chúng biết tận dụng thời cơ tấn công em ngay lập tức.
Những lúc ấy em chỉ biết ôm miệng chịu ngứa, vì đã rất nhiều lần đi khám, siêu âm xét nghiệm… bác sĩ đã khẳng định đây là một loại virus kháng thuốc và không có cách nào để tiêu diệt chúng. Chính vì vậy mà em phải chịu cảnh sống chung với lũ. Mỗi lần nó bắt đầu tấn công, trước tiên chỗ vùng da đỏ, đặc biệt là quanh miệng. Cảm giác ngứa kinh khủng, lúc nào cũng muốn gãi cho đã, nhưng càng gãi lại càng ngứa. Nếu không kịp thời bôi thuốc sẽ nổi thành từng mảng mụn rộp vô cùng kinh khủng, đến 7 ngày sau mới khỏi. Chị em cứ thử tưởng tượng xem, trong vong 7 ngày, vừa ngứa, vừa xấu, không dám đi đâu sẽ như thế nào. Đúng là nỗi kinh hoàng phải không ạ.
Giờ thì em không còn lo lắng nữa rồi, vì mỗi lần em thấy có dấu hiệu hơi ngứa 1 chút là em đã chặn đứng kẻ thù ngay từ những phút đầu tiên. Cách này rất đơn giản và tiện lợi do chị bạn đồng nghiệp tiết lộ đấy các mẹ.
Khi có dấu hiệu ngứa quanh vùng miệng, lúc đó cơ thể mình đang có sức đề kháng rất yếu, chị em hãy uống liền 2 viên vitamin C, dạng viên sủi đấy ạ, hoặc là vitamin tổng hợp cũng được, bằng không thì uống nhiều nước cam, chanh…. Uống sủi thì phải cách 2 tiếng uống 1 viên nha các chị. Uống liên tục 2 ngày, khi thấy không còn dấu hiệu ngứa, cơ thể khỏe mạnh thì ngưng nha.
Cách này cũng áp dụng được cho những người bị nhiệt miệng quanh năm đấy ạ. Các chị cứ thử đi ạ, bảo đảm không bị mụn rộp, loét miệng nhiệt miệng gì hết.
Theo các chuyên gia thì Herpes còn được gọi là mụn nước sốt – là chất lỏng chứa đầy thương tổn gây ra bởi nhiễm virus herpes simplex type 1.
Nếu đã có Herpes, có thể cảm nhận một cái mới sắp tới bởi ngứa ran như khói, thường gặp trên môi. Chắc chắn đủ trong một hoặc hai ngày, mụn nước màu đỏ xuất hiện trên môi. Herpes có thể xảy ra tại một thời điểm và không có cách nào để ẩn nó hoặc làm cho nó biến mất nhanh chóng.
Herpes khá khác nhau từ những cơn đau, một tình trạng phổ biến. Mặc dù không thể chữa khỏi hoặc ngăn chặn các vết loét lạnh, có thể thực hiện các bước để giảm tần số và để hạn chế thời gian xảy ra
Một khi đã có trải nghiệm của herpes nhiễm trùng, vi rút nằm im trong các tế bào thần kinh trong da và có thể xuất hiện một lần nữa như là một nhiễm trùng đang hoạt động tại đó hoặc gần đó. Có thể gặp ngứa hoặc nhạy cảm cao tại vùng tổn thương trước mỗi cuộc tấn công. Sốt, kinh nguyệt, căng thẳng, mệt mỏi và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể kích hoạt tái phát.
Herpes là truyền nhiễm. Nó có thể truyền từ người này sang người khác qua da tới da. Nguy cơ nhiễm trùng lớn nhất là từ thời điểm mụn nước xuất hiện cho đến khi nó hoàn toàn khô và cặn hơn. Có một khả năng lây lan virus cho một số thời gian ngay cả sau khi đã lành da.
Nếu có Herpes, tránh tiếp xúc gần gũi với trẻ sơ sinh, bất cứ ai có bệnh chàm (viêm da dị ứng) hoặc những người có một hệ thống miễn dịch giảm, chẳng hạn như những người bị bệnh ung thư, AIDS hoặc cấy ghép một cơ quan. Những người này có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hơn.
Herpes simplex nhiễm trùng của mắt gây ra sẹo của giác mạc và là một nguyên nhân hàng đầu của mù.
Các chị đừng chủ quan với căn bệnh này nha, em có đọc 1 bài báo, em bé 24 ngày tuổi ở Anh đã từng vong sau khi có người đến thăm và hôn em. Em bị lây bệnh, vì sức đề kháng quá yếu, trong khi virus quá mạnh đã khiến em tử vong sau 24 ngày.
Phòng tránh lây lan chị em không được thực hiện những điều sau:
Herpes rất dễ lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp khi vẫn còn các sang thương, vì vậy, cần lưu ý những điều sau:
– Không tiếp xúc trực tiếp vùng da đang tổn thương của mình vào người khác như: hôn hít, sờ, chạm, quan hệ tình dục..
.
– Không dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn lau mặt, ly uống nước, chén-đũa-muỗng, son môi, phấn trang điểm và “khăn ướp lạnh”…
– Rửa tay sau khi thoa thuốc.
– Không sờ lên mắt. Không dùng nước miếng để làm ướt kính sát tròng.
– Cẩn thận khi trang điểm và tẩy trang. Không nên cố gắng dùng cream hay phấn trang điểm để che đi những mụn rộp hay vết lở vì sẽ dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.
Vết lở sẽ không còn gây lây nhiễm khi đã lành hoàn toàn và vùng da bị ảnh hưởng đã trở về bình thường.