Mẹ kinh hoàng với câu trả lời: “Thai nằm ngang nên cắt mở tử cung khó, vô tình làm bé gãy đùi trái”

Chắc mấy ngày nay các mẹ cũng đang rần rần về vụ bé sinh mổ bị gãy chân tại Bệnh viện Đa khoa Nhật Tân (TP. Châu Đốc, An Giang) phải không ạ?

Em cũng đang ngồi đọc đây, run quá! Sắp lên thớt rồi, lại có nguy cơ phải sinh mổ nữa mà cứ nghe mấy tin này bảo tim em không rụng cũng khó lắm ạ!

Hic, em ao ước được sinh thường như các mẹ khác lắm nhưng khi siêu âm vào tuần thứ 35, bác sĩ nói con em ngôi ngược các mẹ ạ! Ban đầu, em chưa được giải ngố, cứ nghe bác phán rồi nhìn hình siêu âm thấy mông con trúc xuống dưới, đầu hướng lên trên em còn cãi cố thế này đây:

– Bác ơi, đầu con em hướng lên thế này sao bác bảo nằm ngược ạ!

– Ơ hay, cái chị này! Thế khi sinh, có bé nào chui mông ra trước không?

Nghe bác nói xong, em quê xệ. Chả hiểu mình làm mẹ kiểu gì mà mấy kiến thức sơ đẳng thế cũng không tìm đọc, để nói ra rồi người ta cười cho, xấu mặt ghê!

Sau khi siêu âm về, em nghe lời bác sĩ, chỉ dưỡng thai để chờ ngày bác gọi đi xoay ngôi. Nhưng bác cũng bảo em phải chuẩn bị tinh thần sinh mổ trong trường hợp thủ thuật xoay ngôi không thành. Khổ! Đang cố nguôi nguôi một chút thì đọc được tin bé sơ sinh bị gãy chân, gãy tay do sinh mổ. Đã vậy, bé này còn giống trường hợp của em nữa chứ, chỉ khác là bé nằm ngang, còn con em nằm ngược. Mà em nghe nói con nằm ngược hay nằm ngang gì đấy thì lúc chào đời đều nguy hiểm lắm ấy! Nhưng như trường hợp của bé sơ sinh ở An Giang vì nằm ngang nên lại càng khó. Bác sĩ nhà em bảo đối với những trường hợp này nếu là các bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm bắt thai cũng gặp rủi ro nữa đấy ạ!

Giờ em chỉ ước giá mà lúc bác sĩ bảo có dấu hiệu thiểu ối, em về ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ thì chắc con em không đến nỗi xoay ngôi ngược thế này.

Theo như bác lý giải cho em hiểu, ngoài nguyên nhân từ thai nhi như sinh non; dị tật thai; dây rốn ngắn thì mẹ bầu nếu bị thiếu ối hoặc dư ối; bị dị dạng tử cung; lạm dụng thuốc hoặc mang thai khi tuổi đã trên 35; mang thai đôi, thai ba đều có nguy cơ khiến thai nhi xoay ngôi không thuận. Cách tốt nhất, các mẹ nên đi khám thai đúng lịch trình đã hẹn với bác sĩ để được tư vấn và có phương hướng xử lý ngôi thai ngược phù hợp với điều kiện sức khỏe.

Trở lại chuyện đi sinh sắp tới, em đang sợ nếu xoay ngôi không được phải lo cái vụ chọn ê kíp sinh đây ạ! Chẳng hiểu sao cứ thấy bác Giám đốc bệnh viện Đa khoa Nhật Tân, TP. Châu Đốc, An Giang trả lời trên Tuổi trẻ là em bất an lắm lắm.

Nguyên văn bác í nói thế này “Do thai nm ngang nên ct m t cung ly thai nhi ra khó, vô tình làm bé gãy đùi trái. Tai biến này lâu nay vn gp, xy ra ngoài ý mun”. Hic, các mẹ xem bác í nói “lâu nay vn gp” là thế lào đây ạ. Đã biết sẽ có biến chứng khi mổ vậy mà khi giao con người ta bị quẹo quặc, chân oặt lìa mà còn giải thích rằng “bé b d tt bm sinh” mới sợ chứ. Phải đến khi người nhà yêu cầu chụp X-quang mới công nhận chân con bị gãy. Gặp nhà bé này cũng hiền chứ gặp phải em, hại con em ra nông nỗi thế mà còn chối bay chối biến thì em kiện cho tới cùng.

Chẳng hiểu lương tâm các bác sĩ này để đâu? Phải chăng cứ là sinh đẻ thì mặc nhiên chấp nhận rủi ro này mà không chút hy vọng vào người cầm dao, kéo đây ạ! Nghĩ đến mà càng sinh lo. Nhỡ em chọn sai, gặp phải bác sĩ gà mờ, thiếu kinh nghiệm thì con em toi là cái chắc!

Cũng may, em mới gọi cho bác sĩ của em xong, bác nói trường hợp bé gãy tay, chân khi sinh mổ cũng hy hữu lắm mới xảy ra. Với ngôi nằm ngang, ngôi ngược, bao giờ cũng là ca sinh khó ngay cả với các bác sĩ có chuyên môn giỏi nên họ cũng đã tiên lượng trước để hạn chế được tỷ lệ rủi ro cao nhất có thể.

Thôi thì lo cũng chẳng được gì mà càng lo càng có nguy cơ sinh non cao hơn các mẹ ạ! Đối với các bé chưa kịp xoay ngôi, sinh non lại càng nguy hiểm hơn. Vì vậy, theo em trước những tin như thế này mẹ không nên tự hù dọa mình mà thay vào đó rút kinh nghiệm:

– Chọn ê kíp sinh giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm

– Chọn bệnh viện Phụ – Sản uy tín để sinh đẻ

– Thăm khám thai theo lịch hẹn nhằm phát hiện ngôi thai bất thường trước lúc sinh để có biện pháp xoay thai kịp thời

– Tránh lo lắng. Thay vào đó nên nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ để phòng sinh non trước thời điểm bé xoay ngôi.

Thế thôi, em có đôi điều bận lòng tâm sự với các mẹ. Nói ra cũng thấy đỡ nặng lòng phần nào. Còn thì dành sức chăm con chờ ngày “vỡ chum” thôi ạ!

NQ

Related Posts

16 bức ảnh cho thấy ‘chán đời’ có thể nảy sinh ý tưởng khiến người ta phì cười

Chán nản có thể khiến thúc đẩy người ta tạo nên những điều tuyệt vời. Một số người trong hoàn cảnh chán đời có thể trở thành…

Bác sĩ phụ sản gợi ý: 20 mâm cơm ở cữ, bà đẻ nên ăn để lợi sữa rất tốt cho mẹ và bé

Các bà mẹ sinh thường thì có sự lựa chọn đa dạng hơn, có thể uống sữa, các loại sinh tố, cháo thịt, cháo móng giò… Đối…

10 mẹo làm đẹp cực hữu ích mùa đông giúp các nàng luôn xinh, chẳng sợ môi khô da mốc

Khỏi lo cứ đến mùa đông da lại khô, nứt nẻ, môi sần sùi sẽ không còn là nỗi ảnh. Hãy lưu ngay 10 mẹo siêu hay…

Bà mẹ chia sẻ ảnh bào thai 14 tuần tuổi vì con bị gọi là “chất thải y tế”

Sharran Sutherland một người mẹ bị sảy thai ở tháng thứ 4 đã đăng bức ảnh đứa con bé nhỏ Miran củ mình lên mạng xã hội…

Đánh bay mỡ thừa, tạm biệt vòng eo sồ sề, chảy xệ chỉ với 10 phút mỗi ngày tại nhà

Chị em phụ nữ vẫn luôn bị ám ảnh bởi vòng eo sồ sề, kém thon. Chính vì vậy, ai cũng muốn tìm cách để có được…

8 loại bệnh chỉ cần ăn ổi là sẽ khỏi, không cần chạy đi bác sĩ tốn tiền

Nếu ổi là loại quả được bạn ưa chuộng thì điều gì sẽ xảy ra khi thường xuyên ăn quả này! Người ta ví ổi chứa một…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *