Đau đến muốn đứt hơi, chẳng muốn hỏi han, chỉ muốn ôm con vào lòng nhưng 3 câu hỏi nhỏ sau khi xuống bàn đẻ có thể giúp mẹ nhận diện bệnh viện có chăm sóc mẹ và bé tốt không.
Dù có đau đẻ tới thấu xương nhưng ngay khi vừa xuống khỏi bàn đẻ, mẹ nhất định hỏi bác sĩ 3 câu hỏi nho nhỏ dưới đây để bé không chịu thiệt thòi về sức khỏe và cũng là để phòng tránh trao nhầm con.
Vòng đeo tay của bé đâu?
Tại nhiều bệnh viện, bé vừa chào đời bé sẽ được đeo vòng tay giống mã số của mẹ. Sau đó bé sẽ được bế đi vệ sinh sạch sẽ. Nếu phát hiện vòng đeo tay cyra con bị đứt hay tuột ra cần hỏi ngay y tá, điều dưỡng để tránh tình trạng trao nhầm con.
Bé đã được tiêm vitamin K1 chưa?
Tiêm vitamin K cho trẻ ngay sau sinh là một biện pháp dự phòng chủ động, tránh hiện tượng xuất huyết não – màng não hay gặp ở trẻ lúc khoảng 1 tháng tuổi. Vitamin K1 là một loại vitamin cực kỳ quan trọng nhưng em bé lại không thể hấp thụ từ cơ thể mẹ khi còn trong bụng.
Liều Vitamin K1 dự phòng xuất huyết não, màng não 1mg cho trẻ sau khi sinh (bé cân nặng trung bình 3.000g), liều điều trị xuất huyết não màng não 1mg/kg/ 24g.
Tác dụng chính của vitamin K1 là để đông máu. Nếu không được tiêm loại vitamin này sau khi chào đời, bé có thể bị xuất huyết, đặc biệt là xuất huyết não vô cùng nguy hiểm.
Cách thực hiện như sau: Tiêm cho tất cả trẻ mới sinh một mũi vitamin K1 hoặc K3 (cách này tốt và thuận tiện nhất). Hoặc cho tất cả trẻ mới sinh uống 3 lần vitamin K1: Lần thứ nhất sau sinh, lần thứ hai lúc trẻ 7 ngày, lần thứ ba lúc trẻ 30 ngày. Hiệu quả sử dụng vitamin K1 và K3 như nhau.
Thời điểm nào bé bú mẹ tốt nhất?
Sau khi sinh 1 giờ là cơ thể mẹ tiết ra những dòng sữa non quý hơn vàng, đó là thời điểm tốt nhất để bé bú mẹ. Vừa hấp thu dưỡng chất vừa nhận kháng thể quý. Bú càng sớm mẹ tiết sữa cành nhanh và nhiều.
Trường hợp bé sơ sinh phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt không thể bú mẹ ngay. Mẹ nên tận dụng thời điểm này để hút sữa sớm, tránh để mất sữa và gửi y tá cho bé bú giúp. Hỏi bác sĩ sớm thời điểm cho bé bú sữa mẹ tốt nhất để trẻ không phải “tráng ruột” bằng sữa công thức.
Cùng với các chuyện tiêm vắc xin, bú mẹ thì vòng đeo tay cũng cần lưu ý
Xem thêm: Đằng sau vụ theo dõi 2.300 sản phụ là sự thật sốc về trầm cảm sau sinh
Tại sao trầm cảm sau sinh thời hiện đại lại cao gấp 51% so với các thế hệ trước? Nghiên cứu tại Anh sau khi theo dõi 2.300 sản phụ đã lý giải điều này.
Dự án nghiên cứu này đã được Đại học Bristol đã được khởi động từ 25 năm trước. Dự án độc đáo này các nhà khoa học thực hiện cùng với 2.300 bà mẹ mang thai. Và kết quả thu được thật bất ngờ: Hé lộ sự thật sốc về trầm cảm sau sinh.
Những bà mẹ trẻ được gắn camera trên đầu. Họ thực hiện công việc hàng ngày như chăm sóc con cái, nấu nước gắn kiền với chiếc camera đó. Đó là hình ảnh kỳ lạ nhưng các nhà khoa học tại Đại học Bristol (Anh Quốc) đã thực hiện được.
Chính nhờ những cảnh quay của camera mà các nhà khoa học tìm hiểu được những bà mẹ tương tác nuôi dạy con như thế nào. Đồng thời họ quan sát được mức độ khỏe mạnh về tinh thần của những người phụ nữ này. Đặc biệt hơn cả, kết quả sẽ được so sánh với mức độ trầm cảm của chính mẹ đẻ hoặc mẹ chồng họ.
Vì thời gian tiến hành nghiên cứu siêu dài lâu nên các nhà khoa học tiếp tục tìm hiểu sức khỏe tâm thần của những người con gái, hoặc bạn gái của con trai, con dâu của những bà mẹ đã từng tham gia vào nghiên cứu trước đây.
Kết quả đáng ngạc nhiên: Những bà mẹ thế hệ sau (mang thai trong thời gian từ năm 2012-2016) có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh hoặc lo lắng nhiều hơn so với mẹ/mẹ chồng của họ tới 51%.
Lý do các tác giả nghiên cứu đưa ra có thể là do phụ nữ hiện đại làm việc nhiều hơn so với 25 năm trước, đồng thời họ lo lắng nhiều về việc mang thai, sinh con sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân. Ngoài ra, người phụ nữ hiện đại chịu nhiều sức ép hơn do chi phí nhà ở, nuôi con, các chi phí khác trong cuộc sống đều đắt đỏ hơn.
Phụ nữ hiện đại có nhiều mong muốn và tham vọng hơn, do đó nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh cũng cao hơn so với thế hệ trước.
Theo Em Đẹp