Em đang dự tính đi nhổ răng khôn nhưng chị bạn đồng nghiệp bảo rằng nhổ răng này rất nguy hiểm vì có thể gây những hậu quả kinh hãi, nặng thì chết người, nhẹ thì bị thần kinh.
Chị kể trước đấy chị có người bà con ở Vũng Tàu suýt mất mạng chỉ vì nhổ chiếc răng khôn (răng số 8), cho đến giờ mỗi khi nhắc lại ai cũng khiếp vía.
Cách đây 2 năm, chị họ của chị bị chiếc răng khôn hành hạ gây đau đớn, mặt sưng vù một bên không ăn uống được cả tuần lễ nên đến một phòng nha ở TP Vũng Tàu để nhổ. Đến đây bác sĩ không dám nhổ vì nướu răng bị viêm sưng to, bác sĩ cho chị thuốc giảm đau về uống đến khi không còn sưng và trở lại bình thường mới dám nhổ.
1 tuần sau chị trở lại phòng khám để các bác sĩ ở đây tiến hành nhổ bỏ chiếc răng đáng ghét này. Khi tiến hành nhổ, chị cảm thấy đau buốt, khó thở như có ai bóp cổ mình nên chị kêu dừng lại. Sau 5 phút chị kêu bác sĩ tiếp tục được 30 giây thì ngưng hẳn và không thể chịu nổi.
Ngay trong hôm đó chị được chuyển lên bệnh viện Chợ rẫy với tình trạng khó thở, tràn khí ở cổ, ngực và trung thất phải điều trị suốt 5 ngày sức khỏe chị mới ổn định trở lại.
Bác sĩ Dũng – bệnh viện Chợ Rẫy nhận định “Tràn khí dưới da có thể xuất hiện trong mổ xoang, cắt amidan, nhổ răng… nếu nạn nhân không được cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Người dân lưu ý khi đi nhổ răng nếu thấy có dấu hiệu choáng, khó thở và sưng ở vùng cổ, mặt phải yêu cầu ngưng ngay và đến cơ sở y tế gần nhất để khám, cấp cứu. Đây là trường hợp hiếm gặp trong vài chục năm qua, nếu xử lý ban đầu tốt sẽ dễ dàng trong quá trình điều trị sau này”.
Nhổ răng khôn sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng nếu gặp những biến chứng nguy hiểm. Khi gặp những trường hợp này bệnh nhân nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điểu trị kịp thời nếu không sẽ dễ mất mạng:
– Chảy máu liên tục:
Thường sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ cho bạn ngậm bông gòn để cầm máu và răng sẽ hết chảy máu sau vài giờ. Nhưng nếu bạn có bệnh lý về máu mà trước đó bác sĩ không chẩn đoán kĩ thì bạn có thể bị chảy máu kéo dài, thậm chí có thể đe dọa tính mạng tùy theo bệnh lý bạn mắc.
– Nhiễm trùng:
Do bác sĩ vệ sinh răng cho bệnh nhân trong lúc mổ không sạch, hoặc bệnh nhân không giữ gìn vệ sinh đúng cách. Biến chứng này có thể làm bạn bị sưng và đau nhức nhiều ngày.
– Khô ổ cắm răng:
Là biến chứng thường gặp nhất, khiến bạn cảm thấy đau, khó chịu, ăn uống khó khăn.
– Tổn thương dây thần kinh:
Xảy ra khi việc nhổ răng tác động đến dây thần kinh trong xương hàm của bạn.
Đây là lời đồn thổi “kinh hãi” nhất khiến nhiều người e ngại nhổ răng số 8. Trên thực tế, nhổ răng số 8 có thể tác động đến dây thần kinh trong xương hàm của bạn, khiến bạn bị tê trong miệng và đau đớn chứ không làm bạn bị điên.
Theo các chuyên gia răng hàm mặt thì không cần thiết phải nhổ răng khôn trừ trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm gây ảnh hưởng xấu đến cả hàm răng. Nếu không nhổ, bạn có thể rơi vào một hoặc các tình trạng sau:
– Nhiễm trùng:
Do răng khôn phá vỡ phần nướu (lợi) làm thức ăn mắc kẹt vào bên dưới, khiến nướu bạn bị sưng đỏ và đau.
– Sâu răng và hôi miệng:
do mọc lệch nên khó vệ sinh cho răng khôn, làm thức ăn đọng vào kẽ răng giữa răng khôn và răng số 7, lâu dần gây sâu răng và làm miệng bạn bị hôi.
– Viêm lợi:
Do hậu quả của nhiễm trùng lâu ngày.
– Hỏng xương và răng xung quanh:
Nếu răng số 8 mọc ngang đâm sang răng bên cạnh, chiếc răng đó sẽ bị hỏng và làm lung lay sang các răng khác (mọi người có thể hình dung đến hiệu ứng domino).
Các chị không nên quá lo lắng với những lời đồn thổi về việc nhổ răng khôn gây mất mạng hoặc thần kinh. Việc nhổ răng không khi nào thật sự cần thiết mới nên nhổ còn không thì cứ giữ nguyên nha các mẹ.