Cảm giác hạnh phúc của bố mẹ khi con cất tiếng gọi đầu tiên

Em không biết diễn tả cái cảm giác đó thế nào nữa. Nó thật lâng lâng khó tả, hạnh phúc vô cùng. Ngày đầu tiên con cất tiếng gọi “mẹ” cái miệng xinh xinh thật đáng yêu. Cho đến bây giờ con đã gọi được nhiều thứ lắm rồi. Nhưng mẹ thấy tiếng gọi”mẹ ây” vẫn đáng yêu nhất.

Tự nhiên hôm nay lang thang trên mạng, lại đọc được bài của chị này. Cái cảm giác đó lại dâng trào. Tự thấy sao mà giống mình thế.

“Mười tám tháng con đã biết gọi: “Mẹ!”. Khi con nhớ mẹ, nhìn thấy mẹ, lúc nào con cũng nói ba tiếng: “Mẹ! Mẹ! Mẹ….!”. Tiếng “Mẹ…!” thứ ba con kéo dài giọng ra, nũng nịu, trìu mến. Bố biết dù mẹ có mệt đến đâu, có bực tức đến như thế nào nhưng khi con cất tiếng: “Mẹ! Mẹ! Mẹ…!” thì mẹ sẽ quên hết, chạy tới ôm con vào lòng. Con có biết khi con gọi: “Mẹ! Mẹ! Mẹ…!”, mẹ đã thực sự rất hạnh phúc, vui sướng, cứ cười tủm tỉm một mình. Giọng nói, đôi mắt mẹ ánh lên niềm hân hoan khi mẹ cứ kể đi kể lại với bố không biết bao lần về sự kiện này. Bố thực sự rất ghen tị với mẹ và tự hỏi không biết đến khi nào con gọi được một tiếng: “Bố!”.

Ảnh minh họa

Thế rồi ngày đó đã đến khi con gần 19 tháng, bố suýt bật khóc và thấy thực sự hạnh phúc, tự hào khi nghe con gọi: “Bố!”. Trời ơi! Cái cảm giác lần đầu tiên con gọi “Bố!”, nghe sao mà đáng yêu thế, tự hào và hạnh phúc đến thế. Bố không biết phải diễn tả thế nào cả, có lẽ cũng không có từ ngữ nào có thể đủ để diễn tả hết được cảm xúc dâng trào, lâng lâng khi con cất tiếng gọi: “Bố!”. Lạ lắm…! Mà chắc chỉ có những người làm cha, làm mẹ khi nghe con gọi mới hiểu được thôi.

Ảnh minh họa

Bây giờ mỗi sáng đi làm con đều chạy ra chào, đòi theo và cất tiếng gọi “Bố!”. Bố chỉ cần nói: “Con ở nhà ngoan! Bố phải đi làm, chiều về bố lại chơi với con và cho con đi chơi nhé!” là con sẽ không theo bố nữa và giơ bàn tay nhỏ xinh xinh lên vẫy vẫy chào bố. Ngày hôm đó, bố thấy công việc của mình đều may mắn và thuận lợi đến lạ kỳ.Yêu lắm, thương lắm, hạnh phúc và rất tự hào nhiều khi con gọi: “Mẹ! Mẹ! Mẹ…! và khi con gọi: “Bố!”. Cảm ơn mẹ và con đã cho bố cảm giác hạnh phúc, ngọt ngào!”

Xem thêm :

Vì sao trẻ biết gọi “mẹ” hoặc “bà” đầu tiên khi biết nói?

Những nhọc nhằn của việc nuôi con sẽ tan biến ngay khi các thành viên trong gia đình nghe thấy tiếng gọi đầu tiên của con. Bắt đầu từ khi được vài tháng tuổi, trẻ sơ sinh sẽ phát ra những âm thanh “mẹ”, “bà” hay “ba”…

“Vì phải đi làm, con ở nhà bà tắm, bà cho ăn, nửa đêm thức giấc bà cũng bế ru nên từ con gọi đầu tiên là từ bà bà”

“Mình chăm con 24/24, nên từ con nói đầu tiên đương nhiên là mẹ”

…là những giải thích quen thuộc của nhiều chị em khi trẻ phát ra những âm thanh đầu tiên. Tuy nhiên, như vậy chưa thực sự chính xác.

1. Con gọi “bà bà”, “mẹ mẹ”? Sự thật là gì?

Nhiều người nghĩ rằng trẻ sơ sinh cất tiếng “bà bà”, “mẹ mẹ” nghĩa là đã biết gọi bà trước, hay gọi mẹ trước. Nhưng thực sự, một đứa trẻ được coi là có ngôn ngữ khi con cất âm thanh phải tích hợp đủ ngữ nghĩa, cú pháp và ngữ dụng và các yếu tố khác. Nếu không, mọi âm thanh phát ra đều chưa phải là ngôn ngữ hoàn chỉnh.

Nhà tâm lý học phát triển Mỹ David R. Shaffer và Katherine Kipp, thành viên của Viện Nghiên cứu Phát triển Trẻ em Mỹ, đã chỉ ra rằng thông thường khi một đứa trẻ 2 tháng tuổi, con sẽ nói được âm “a” và “o”. Khi 4-6 tháng tuổi, một âm thanh na ná “bà bà”, “mẹ mẹ” sẽ được hình thành. Nhưng không thể khẳng định, con đang gọi đích xác “bà” và “mẹ”.

Thực chất, trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi trên khắp thế giới đều có thể phát ra những âm thanh tương tự như vậy bất kể chủng tộc, ngôn ngữ và văn hoá. Có những điểm tương đồng nổi bật trong cách phát âm các từ này trên khắp các quốc gia là đều liên quan đến mẹ và bố . Ví dụ: “papa” “mama”, “ba ba”, “bà bà”, “mạ mạ”….

Đứa trẻ tại thời điểm này chưa có ý thức gọi bà hay mẹ nhưng các thành viên trong gia đình vẫn nên vui mừng vì những âm thanh này chỉ ra sự phát triển bình thường của kỹ năng ngôn ngữ của trẻ.

2. Khi nào thì đứa trẻ sẽ thật sự gọi “bà”, “mẹ”, “cha”?

Khi đứa trẻ có ý thức gọi mẹ và cha, hay bà, thì cần phải hiểu được ý nghĩa của từ. Nhìn chung, trẻ sơ sinh nói những từ có ý nghĩa đầu tiên khi gần 12 tháng tuổi. Điều đầu tiên con nói đến là tất cả những thứ liên quan đến cuộc sống hàng ngày của con: mẹ, bà, cha, ba, đồ chơi, quần áo, v.v.

3. Làm thế nào để nuôi dưỡng khả năng ngôn ngữ của trẻ?

Trong cuộc sống thực, một số trẻ nói chuyện không ngừng nghỉ cả ngày. Một số trẻ lại chẳng muốn trò chuyện. Có trẻ nói sớm, có trẻ lại chậm nói. Cha mẹ cần nhớ, khả năng ngôn ngũ của trẻ được thực hiện bằng cách bắt chước. Do đó, hãy thường xuyên trò chuyện cùng con, nhìn thẳng vào mắt con khi nói chuyện, đặt câu hỏi và kiên nhẫn chờ con trả lời, đừng bao giờ vô tình “cướp” đi cơ hội nói của con khi liên tục trả lời thay con…Áp dụng lâu dài và kiên trì, mẹ sẽ thấy sự khác biệt lớn.

Theo emdep

Related Posts

16 bức ảnh cho thấy ‘chán đời’ có thể nảy sinh ý tưởng khiến người ta phì cười

Chán nản có thể khiến thúc đẩy người ta tạo nên những điều tuyệt vời. Một số người trong hoàn cảnh chán đời có thể trở thành…

Bác sĩ phụ sản gợi ý: 20 mâm cơm ở cữ, bà đẻ nên ăn để lợi sữa rất tốt cho mẹ và bé

Các bà mẹ sinh thường thì có sự lựa chọn đa dạng hơn, có thể uống sữa, các loại sinh tố, cháo thịt, cháo móng giò… Đối…

10 mẹo làm đẹp cực hữu ích mùa đông giúp các nàng luôn xinh, chẳng sợ môi khô da mốc

Khỏi lo cứ đến mùa đông da lại khô, nứt nẻ, môi sần sùi sẽ không còn là nỗi ảnh. Hãy lưu ngay 10 mẹo siêu hay…

Bà mẹ chia sẻ ảnh bào thai 14 tuần tuổi vì con bị gọi là “chất thải y tế”

Sharran Sutherland một người mẹ bị sảy thai ở tháng thứ 4 đã đăng bức ảnh đứa con bé nhỏ Miran củ mình lên mạng xã hội…

Đánh bay mỡ thừa, tạm biệt vòng eo sồ sề, chảy xệ chỉ với 10 phút mỗi ngày tại nhà

Chị em phụ nữ vẫn luôn bị ám ảnh bởi vòng eo sồ sề, kém thon. Chính vì vậy, ai cũng muốn tìm cách để có được…

8 loại bệnh chỉ cần ăn ổi là sẽ khỏi, không cần chạy đi bác sĩ tốn tiền

Nếu ổi là loại quả được bạn ưa chuộng thì điều gì sẽ xảy ra khi thường xuyên ăn quả này! Người ta ví ổi chứa một…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *