Tắm nắng là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình phát triển của bé, đặc biệt là các bé sơ sinh.Bởi tia hồng ngoại có trong ánh nắng mặt trời có tác dụng giảm đau, chữa bệnh về cơ, xương, khớp.
Tắm nắng là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình phát triển của bé, đặc biệt là các bé sơ sinh.Bởi tia hồng ngoại có trong ánh nắng mặt trời có tác dụng giảm đau, chữa bệnh về cơ, xương, khớp.
Còn tia cực tím lại có hiệu quả trong diệt khuẩn, chống viêm, kích hoạt da sản sinh vitamin D3 làm tăng cường hấp thụ canxi và phốt pho – hai thành phần chính cấu tạo nên xương.
1. Tác dụng của tắm nắng
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh hay còn gọi là để trẻ sơ sinh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để da tổng hợp được vitamin D. Dưới tác dụng tia cực tím của ánh sáng mặt trời chiếu vào da chuyển hóa thành vitamin D. Vitamin D đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể. Bởi nó là chất để hấp thu canxi và photpho. Thiếu vitamin D sẽ gây giảm hấp thu canxi làm giảm canxi trong máu khiến bé bị còi xương, biến dạng xương.Vì vậy đề phòng còi xương cho bé, biện pháp tốt nhất và đơn giản nhất là các mẹ nên cho bé tắm nắng hằng ngày.
2. Thời điểm tắm nắng hiệu quả
Vitamin D đóng vai trò quan trọng bởi vậy để giúp trẻ tổng hợp được vitamin D, các mẹ nên lưu ý đến thời gian cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khoảng 7-10 ngày sau khi sinh, bé đã có thể tắm nắng để cơ thể tổng hợp vitamin D.
Trong ngày, mẹ chỉ nên cho bé tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6-9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Vào sáng sớm, lúc bình minh ánh nắng không gay gắt mới có nhiều tia cực tím tốt cho việc tắm nắng. Khi ấy, tia cực tím chiếu vào da trẻ mới chuyển thành vitamin D. Ngược lại, khoảng thời gian sau 5 giờ chiều, tia X-quang trong ánh mặt trời sẽ giúp bé cưng hấp thụ can-xi và phốt pho một cách tốt nhất, có ích cho sự phát triển xương.
3. Thời gian tắm nắng
Cho bé tắm nắng trong bao lâu phụ thuộc vào độ tuổi của bé và tăng dần từ 10 phút đến 30 phút tùy theo sự phát triển của bé. Thông thường trẻ sơ sinh từ 2 tuần tuổi đã có thể tắm nắng. Nếu bạn thấy da bé chuyển sang màu đỏ, ra nhiều mồ hôi, mạch đập nhanh thì nhanh chóng đưa bé về nhà cho uống một chút nước lọc, cũng có thể lấy nước ấm lau người cho bé.
Để hạn chế mức thấp nhất khả năng bé bị cảm nắng hoặc phản ứng với ánh nắng, bạn nên “tập” cho bé quen dần với ánh nắng bằng cách bế bé ra nắng một chút rồi cho bé vào chỗ mát nghỉ ngơi, sau đó tiếp tục cho bé ra chỗ có ánh nắng.
Mỗi đợt tắm nắng của con chỉ nên kéo dài khoảng 10 ngày, và mẹ nên cho bé “nghỉ” 10-20 ngày rồi mới bắt đầu lại “quy trình”. Với trẻ sơ sinh, không nhất thiết phải đưa bé ra ngoài, mẹ có thể cho con tắm nắng bên của sổ vào buổi sáng sớm, và mở cửa kính để cơ thể con hấp thụ ánh nắng tốt hơn.
4. Lưu ý quan trọng khi tấm nắng cho bé
– Tuyệt đối không được để hở phần mặt của trẻ, không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu, mặt và mắt.
– Không nên phơi nắng cho bé ở những nơi có gió lộng khiến trẻ dễ bị cảm, nên chọn nơi thoáng đãng, có nhiều nắng.
– Nếu tắm cho bé trong phòng, nên mở cửa kính vì cửa kính sẽ cản trở việc hấp thu tia hồng ngoại của cơ thể.Không nên cho con tắm nắng vào những giai đoạn thời tiết bất thường hoặc những lúc giao mùa.
– Cho bé uống nước và lau mồ hôi sau khi tắm nắng.
– Nếu là mùa hè, mẹ có thể tắm cho bé ngay sau khi cho con tắm nắng. Nên để hở chân, tay của trẻ dưới ánh nắng non.Nên mặc ít áo cho bé, để hở da càng nhiều càng tốt.
– Sau khi tắm phải lau mồ hôi và cho trẻ uống nước bổ sung, mùa hè thì nên tắm nước cho trẻ sau khi tắm nắng.
– Nên để hở chân, tay và mặc ít áo cho trẻ khi phơi nắng và mở cửa kính vì kính sẽ cản trở ánh nắng tiếp xúc trực tiếp với da bé.
Theo Phụ nữ Thủ đô