Các bố các mẹ, hãy sửa ngay cho con nếu thấy trẻ ngồi tư thế này

Nếu thy con bn ngi trên sàn nhà và xếp chân hình ch W, hãy ngăn bé li ngay vì dáng ngi này rt có hi cho sc khe.

Tác hi t kiu ngi hình ch W

Rất nhiều bé có thói quen ngồi trên sàn nhà với 2 chân gập thành hình chữ W, đặc biệt là trẻ mới biết đi. Lí do là vì trẻ cảm thấy rất thoải mái khi ngồi do có trụ vững chắc, không phải dùng đến cơ ở thân quá nhiều để ngồi thẳng.

Nhiều trẻ có thói quen ngồi theo hình chữ W vì cảm giác thoải mái.

Tuy nhiên bố mẹ ít ai để ý đến những tác hại mà nó có thể gây ra đối với sức khỏe của trẻ. Cụ thể, tư thế ngồi này dồn quá nhiều áp lực cho cơ chân, hông và khớp gối.

Hơn nữa, kiểu ngồi chữ W sẽ khiến cơ chân bị co rút và các khớp bị nới lỏng, dẫn đến những bất thường trong liên kết xương và dáng đi của trẻ. Nó sẽ khiến các cơ ở thân không thể phát triển vì không được hoạt động nhiều. Trẻ sẽ gặp vấn đề về cân bằng, phối hợp, hạn chế kĩ năng vận động đòi hỏi phải sử dụng những loại cơ lớn. Khi ngồi trên lớp học, trẻ sẽ bị giảm chú ý khi cố gắng phải ngồi thẳng, ngồi ngay ngắn trên bàn học.

Các tư thế ngi phù hp m nên dy cho tr

– Ngồi khoanh chân: Đây là kiểu ngồi với vị trí trái ngược với kiểu chữ W, với hai chân bắt chéo nhau ở phía trước như chiếc kéo. Đây là vị trí phù hợp để các cơ thân, hông và đầu gối phát triển. Nó cũng giúp trẻ hoàn thiện kĩ năng phối hợp vận động giữa hai bên cơ thể, điều này không chỉ có tác dụng đối với sức khỏe mà còn với khả năng nhận thức, học tập.

– Ngồi duỗi chân: Đây là kiểu ngồi bệt với hai chân thẳng duỗi ra trước mặt. Đây là kiểu ngồi rất tốt với thân vì ngồi tư thế này đòi hỏi cơ thân và bụng phải vận động nhiều.

– Quỳ cao: Đây là tư thế quỳ gối trên sàn với hông và người thẳng. Vì thế, nó giúp phát triển xương chậu, khớp hông và cơ đùi rất tốt.

Bố mẹ cần lưu ý trước khi hướng dẫn con thay đổi tư thế ngồi hình chữ W. Một số ít trẻ gặp các vấn đề về chỉnh hình hoặc thần kinh khiến trẻ chỉ có thể ngồi được kiểu chữ W, và rất khó khăn khi đổi kiểu ngồi. Nếu con gặp một trong hai vấn đề đó, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nhi khoa trước khi dạy con ngồi theo tư thế khác.
Bố mẹ nên chú ý tới vấn đề sức khỏe riêng biệt của con trước khi hướng dẫn bé thay đổi tư thế ngồi chữ W.

Theo phunuhiendai

Related Posts

16 bức ảnh cho thấy ‘chán đời’ có thể nảy sinh ý tưởng khiến người ta phì cười

Chán nản có thể khiến thúc đẩy người ta tạo nên những điều tuyệt vời. Một số người trong hoàn cảnh chán đời có thể trở thành…

Bác sĩ phụ sản gợi ý: 20 mâm cơm ở cữ, bà đẻ nên ăn để lợi sữa rất tốt cho mẹ và bé

Các bà mẹ sinh thường thì có sự lựa chọn đa dạng hơn, có thể uống sữa, các loại sinh tố, cháo thịt, cháo móng giò… Đối…

10 mẹo làm đẹp cực hữu ích mùa đông giúp các nàng luôn xinh, chẳng sợ môi khô da mốc

Khỏi lo cứ đến mùa đông da lại khô, nứt nẻ, môi sần sùi sẽ không còn là nỗi ảnh. Hãy lưu ngay 10 mẹo siêu hay…

Bà mẹ chia sẻ ảnh bào thai 14 tuần tuổi vì con bị gọi là “chất thải y tế”

Sharran Sutherland một người mẹ bị sảy thai ở tháng thứ 4 đã đăng bức ảnh đứa con bé nhỏ Miran củ mình lên mạng xã hội…

Đánh bay mỡ thừa, tạm biệt vòng eo sồ sề, chảy xệ chỉ với 10 phút mỗi ngày tại nhà

Chị em phụ nữ vẫn luôn bị ám ảnh bởi vòng eo sồ sề, kém thon. Chính vì vậy, ai cũng muốn tìm cách để có được…

8 loại bệnh chỉ cần ăn ổi là sẽ khỏi, không cần chạy đi bác sĩ tốn tiền

Nếu ổi là loại quả được bạn ưa chuộng thì điều gì sẽ xảy ra khi thường xuyên ăn quả này! Người ta ví ổi chứa một…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *