Bệnh hôi miệng còn gọi là hơi thở hôi là khi từ miệng phát ra hơi thở có mùi hôi hoặc là phát ra mùi khó chịu khi nói. Triệu chứng này có thể làm cho người bị triệu chứng này cảm thấy khó chịu, thiếu tự tin khi giao tiếp.
Một số loại thực phẩm, điều kiện sức khỏe và thói quen nằm trong số các nguyên nhân gây hôi miệng. Trong nhiều trường hợp, có thể cải thiện hơi thở hôi với vệ sinh răng miệng đúng cách. Nếu cách tự chăm sóc không giải quyết được vấn đề, có thể gặp nha sĩ hoặc bác sĩ để chắc chắn một can thiệp hơn để không gây hôi miệng.
Mùi hơi thở hôi khác nhau phụ thuộc vào nguồn cơ bản làm cho hơi thở hôi. Bởi vì rất khó để tự bản thân đánh giá hơi thở của mình, nhiều người lo lắng quá mức về hơi thở mặc dù họ có mùi hôi miệng ít hoặc không có. Những người khác có hơi thở hôi và không biết nó. Bởi vì nó rất khó để đánh giá mùi hơi thở của bản thân như thế nào, hãy hỏi một người thân để xác nhận hơi thở hôi.
Nếu đã được nói có hơi thở hôi hoặc nhận thức được rằng có như vậy, hãy xem xét lại thói quen vệ sinh răng miệng. Hãy thử làm thay đổi lối sống, chẳng hạn như đánh răng và lưỡi sau khi ăn, sử dụng xỉa răng, và uống nhiều nước.
Nếu hôi miệng vẫn còn sau khi thực hiện thay đổi như vậy, gặp nha sĩ. Nếu nha sĩ nghi ngờ một tình trạng nghiêm trọng hơn gây ra hôi miệng, người đó có thể giới thiệu đến bác sĩ để tìm nguyên nhân gây ra mùi.
Nguyên nhân hôi miệng
1.Nguyên nhân ngay tại miệng
Việc đầu tiên mà người bệnh cần làm sau khi phát hiện ra mùi hôi chính là kiểm tra răng miệng và vệ sinh thật kỹ. Cần để ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Đánh răng sau khi ăn, chỉ cần chà cho sạch hết thức ăn sót trong miệng, kẽ răng. Nếu lưỡi đóng bựa thì cạo cho hết để vi khuẩn khỏi tá túc. Công đoạn này sẽ chắc chắn bạn đang không nhiễm phải những căn bệnh đơn giản do vệ sinh răng miệng chưa tốt. Bạn cũng cần phải để ý xem mình có đang mắc phải một số biểu hiện đơn giản như: sưng chân răng, sâu răng, chảy máu răng… hay không. Nha sĩ là sự lựa chọn tối ưu để bạn chấm dứt những mùi hôi khó chịu này.
2. Nguyên nhân từ hệ hô hấp
Hôi miệng cũng có thể bắt nguồn từ cơ quan hô hấp. Những căn bệnh như nhiễm trùng kinh niên phổi, viêm xong kinh niên, ung thư phổi, viêm cuốn họng… là nguyên nhân khiến cho hơi thở và cả hơi từ miệng bạn có mùi. Người từng mắc các bệnh đường hô hấp, trong trường hợp phát hiện miệng có mùi khó chịu, đừng quên nghĩ ngay đến các tác nhân trên. Với nguyên nhân này, người bệnh thông thường không thể dứt hẳn mùi hôi. Do bệnh gốc trong cơ thể người bệnh không được chữa dứt thì hơi thở vẫn mang mùi nặng. Để giảm thiểu sự khó chịu cho người đối diện, người bệnh có thể dùng một số biện pháp đơn giản như nhai kẹo cao su, dùng các loại bình xịt hơi ở miệng, hoặc nhờ đến bác sĩ để có giải pháp giảm mùi hôi.
3. Nguyên nhân từ hệ tiêu hóa
Ngoài hai tác nhân trên, trong Đông y, các thầy thuốc xác định lý do chính dẫn đến chứng hôi miệng ở hầu hết mọi người là Tỳ vị khí hư.
Tỳ vị khí hư là căn bệnh khiến cho hơi từ dạ dạy bị đẩy ngược lên đường thực quản, khiến hơi thở qua miệng có mùi hôi. Trong Tây y, bệnh này còn được gọi là dạ dày trào ngược. Bên cạnh biểu hiện từ mùi hôi, Tỳ vị khí hư còn làm người bệnh bị ợ chua,
Thuốc chữa Tỳ vị khí hư, phương dược gia truyền. Thuốc do thầy Quang tại Quảng Nam sắc, dạng viên mềm. Thuốc có tác dụng giúp giảm tình trạng đẩy hơi từ dạ dày ngược lên thực quản.
10 bài thuốc dân gian trị hôi miệng
Bài thuốc 1: đinh hương 15g, cam thảo 90g, tế tân 45g, quế tâm 45g, xuyên khung 30g. Tất cả tán thành bột mịn, trộn mật ong tán nhuyễn làm thành viên. Hằng ngày trước khi đi ngủ uống 5g.
Bài thuốc2: quế tâm, cam thảo, tế tân, quất bì, mỗi vị đều 50g, tán thành bột. Dùng táo nhục và mật ong luyện thành hoàn to bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 5 – 10g trước khi đi ngủ.
Bài thuốc 3: trúc diệp 9g, thạch cao 30g, bán hạ chế 4g, mạch môn 18g, nhân sâm 5g, cam thảo 3g, gạo 8g. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, sắc còn 1/3 nước là được. Uống thuốc ngày 3 lần.
Bài thuốc 4: hoàng liên 5g, quy thân 6g, sinh địa 12g, đơn bì 6g, thăng ma 6g. Các vị cho vào nồi, đổ nước vừa đủ sắc còn 1/3, chia uống ngày 2 lần. Công hiệu: thanh tuyên vị hỏa, lương huyết dưỡng âm. Dùng cho người hôi miệng kèm khát nước.
Bài thuốc 5: hương nhu 40g sắc với 200ml lít nước, cô đặc lại dùng để súc miệng hàng ngày. Nên dùng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Ngậm một lúc rồi nhổ ra.
Bài thuốc 6: lá húng chanh (tần dày lá) một nắm sắc đặc ngậm và súc miệng. Sau 3 – 5 ngày miệng sẽ hết hôi.
Bài thuốc 7: một nắm rau ngò gai (mùi tàu) sắc đặc lấy nước, cho vài hạt muối vào. Dùng súc miệng 2-3 ngày sẽ khỏi.
Bài thuốc 8: dùng chanh tươi 2-3 quả, rửa sạch cắt đôi, vắt lấy nước, hòa mật ong vừa đủ ngọt; mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa canh.
Bài thuốc 9: lá cây đậu xanh 15g, hoắc hương 10g, sắc lấy nước súc miệng ngày 3 lần.
Bài thuốc 10: quả lê bỏ vỏ và hạt, thái miếng mỏng ngâm nước sôi để nguội nửa ngày; uống thay nước trong 2-3 ngày liền.
10 Cách phòng ngừa hôi miệng
1. Uống nhiều nước
Điều này nghe có vẻ lạ lùng, nhưng lại là sự thật. “Thủ phạm” gây hôi miệng chính là do vi khuẩn kỵ khí phân hủy protein và đường trong răng miệng thành các hợp chất lưu huỳnh có mùi khó chịu. Các vi khuẩn này hoạt động mạnh trong điều kiện khô. Chính vì vậy khi uống nước thường xuyên tạo không khí ẩm ướt, hạn chế môi trường phát triển của loại vi khuẩn trên.
Phòng chống bệnh hôi miệng hiệu quảUống nhiều nước giúp phòng chống bệnh hôi miệng hiệu quả
Ngoài ra, nước còn có tác dụng pha loãng nồng độ các hợp chất lưu huỳnh, làm giảm mùi hôi. Vì thế, hãy thường xuyên mang chai nước khoáng bên mình nhé!
2. Vệ sinh răng miệng
Đó là điều không thể thiếu. Nhiều chuyên gia khuyên rằng bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần trong ngày ngay sau bữa ăn và dung chỉ tơ nha khoa để vi khuẩn không có cơ hội tấn công thực phẩm dính vào kẽ răng. Hơn nữa, hãy nhớ làm sạch lưỡi vì chỗ đó là nơi cư trú lý tưởng của vi khuẩn.
3. Điều trị các bệnh về miệng
Các bệnh về nướu lợi hay nhiễm trùng… cũng là những tác nhân chính dẫn tới hơi thở nặng mùi. Vì vậy, cần điều trị dứt điểm và phòng ngừa bằng cách hạn chế ăn đồ ngọt, béo, hoặc thuốc lá, rượu, bia.
4. Không nên dùng nước xúc miệng
Bạn sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra điều này. Nhưng phải nhớ rằng nước xúc miệng chứa rất nhiều cồn, làm cho miệng khô nhanh, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Thậm chí nếu dùng liện tục, bạn dễ mắc bệnh hôi miệng kinh niên, rất khó chữa.
5. Dùng thuốc kháng sinh tự nhiên
Thiên nhiên cung cấp cho con người một lượng lớn các chất kháng sinh thông qua thảo dược, giúp bạn hạn chế mùi hôi khó chịu, chẳng hạn như mùi tàu tươi, cây lô hội. Khi ăn rau mùi tàu sống, nó sẽ giúp bạn khử độc miệng, kích thích tăng tiết nước bọt tránh hiện tượng khô miệng và làm ngọt hơi thở nhờ chứa chất diệp lục. Nếu không bạn cũng có thể lấy một vào cọng bạc hà hoặc lô hội tươi xay thật nhuyễn để làm nước xúc miệng, cũng rất hiệu quả.
6. Ăn rau và hoa quả tươi
Khi ăn các loại rau quả tươi như táo, cần tây, dưa leo, cà rốt cũng sẽ làm sạch miệng vì trong quá trình nhai những dạng thực phẩm đó sẽ loại bỏ được các thực phẩm còn dắt lại nơi kẽ răng. Hơn nữa khi ăn thực phẩm tươi cũng thúc đẩy tuyến nước bọt hoạt động, ngăn không cho vi khuẩn phát triển.
7. Tự làm kem đánh răng
Giống như nước xúc miệng, kem đánh răng cũng chứa những thành phần có hại cho men răng và miệng. Thông thường kem đánh răng được làm từ baking soda và muối để cân bằng acid hỗ trợ tan loãng các hợp chất lưu huỳnh, tránh hôi miệng. Do đó, bạn cũng có thể chế kem đánh răng của riêng mình: trộn bột baking soda và muối theo tỷ lệ 3:1 rồi rắc hỗ hợp lên bàn chải đánh răng ẩm và đánh như thường. Hãy dùng đều đặn, bạn sẽ thấy hiệu quả sau vài ngày. Không những đánh tan hôi miệng mà còn làm cho răng trắng bóng.
8. Thường xuyên uống nước chè xanh.
Nhiều người uống cà phê thay chè. Như thế sẽ rất có hại cho răng miệng vì cà phê thường tạo ra một lớp bựa lưỡi, không cho ôxy lưu chuyển qua lưỡi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Hơm nữa cà phê còn dễ gây vàng răng.
9. Nhai kẹo cao su không đường
Khi nhai sẽ tạo dòng chảy đều đặn tuyến nước bọt, làm cho răng miệng ẩm ướt. Chắc bạn cũng biết, đường là nguyên nhân chính thu hút vi khuẩn, nên cần hạn chế đồ ngọt.
10. Tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời.
Đến bác sỹ chuyên khoa nếu mức độ bệnh đã trở nên trầm trọng. Tốt hơn hết là hãy tập thói quen sống khỏe, lấy vôi răng miệng ít nhất 6 tháng một lần.