Không chỉ là loại thực phẩm bổ dưỡng, rau khoai lang còn được biết đến là một vị thuốc dân gian chữa nhiều bệnh thường gặp.
Rau khoai lang là một loại rau dân dã, nhưng được biết là loại rau vô cùng tốt cho sức khỏe. Nó là nguồn thực phẩm an toàn, mang đến nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe. Không chỉ vậy, ăn nhiều rau khoai còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Các nhà khoa học đã khảo sát hàm lượng vitamin C, B6, thiamin và riboflavin trong các bộ phận của 2 giống khoai lang mang tên Beauregard và LA 07-146 được trồng phổ biến tại địa phương.
Các phân tích cho thấy vitamin C có nhiều nhất ở mô trên mặt lá non và chồi, nhiều hơn so với ở thân dây, cuống lá và củ khoai. Kết quả cũng cho thấy riboflavin có nhiều hơn ở lá già so với củ và lá non.
Hàm lượng vitamin B6 ở rau lang nhiều tương đương bông cải, cà rốt, chuối và trái b
Trong 100g rau khoai lang có 91,9g nước, 2,6g protid, 2,8g glucid, 1,4g xenluloza, 48mg canxi, 54mg photpho, 11mg vitamin C…
Dưới đây là một số tác dụng chữa bệnh phổ biến của rau khoai lang:
Trị táo bón
Rau lang có nhiều chất xơ, tính mát, có lợi cho hệ tiêu hóa, là loại thực phẩm rất tốt để trị bệnh táo bón.
Trị bệnh zona
Lá rau lang tươi đủ dùng, một ít băng phiến. Băng phiến tán bột, giã nát cùng với rau lang, đắp lên chỗ bị bệnh.
Điều trị bệnh loét dạ dày
Khoai lang có khả năng làm dịu nhẹ và điều trị bệnh loét dạ dày vì nó chứa nhiều vitamin B, vitamin C, potassium, beta carotene và canxi. Chất xơ có trong khoai lang giúp phòng ngừa bệnh táo bón và kiểm soát nồng độ axít trong dạ dày nên cũng góp phần làm giảm các cơn đau và viêm loét dạ dày.
Thanh nhiệt, giải độc, trị mụn nhọt
Canh rau lang, ngọn rau lang luộc… đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Bạn nên ăn món này nhiều hơn vì nó còn có tác dụng ngừa mụn, trị mụn rất hiệu nghiệm.
Để trị mụn nhọt dùng lá khoai lang non, đậu xanh, thêm chút muối và giã nhuyễn, bọc vào vải đắp vào vết mụn, sẽ hút được mủ nhọt.
Trị thận âm hư, đau lưng mỏi gối
Lá khoai lang tươi non 30 g, mai rùa 30 g, sắc kỹ lấy nước uống.Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “sâm nam“.
Tốt cho người tiểu đường
Trong ngọn rau lang đỏ có chất gần giống insulin, tác dụng làm giảm đường huyết, do đó trong bữa ăn của người bị tiểu đường nên có món rau này. Lưu ý là chỉ nên dùng rau, không dùng củ vì củ lang có chứa nhiều tinh bột.
Giúp bà bầu bớt nghén
Trong thành phần của rau lang có nhiều B6, tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai thời kỳ đầu hay nôn ọe, chán ăn.
Chống béo phì
Rau lang có nhiều chất xơ, khi ăn sẽ cho bạn có cảm giác no lâu. Trong thời gian ăn kiêng, bạn chịu khó ăn món rau lang luộc sẽ cho kết quả mỹ mãn.
Lợi sữa
Với những bà mẹ đang cho con bú mà ít sữa, muốn có nhiều sữa hơn, nên dùng rau lang xào với thịt heo ăn sẽ có tác dụng rất hiệu quả.
Lưu ý:
Không nên dùng rau khoai lang lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm gây mệt mỏi.
Để nhuận tràng (chữa táo bón) thì dùng rau lang tươi luộc chín, không dùng rau lang còn sống vì sẽ có tác dụng ngược lại là gây táo bón. Cũng không nên dùng rau lang quá nhiều mà nên dùng xen kẽ với những loại rau khác.
Không ăn thường xuyên rau lang vì chứa nhiều calci có thể gây sỏi thận.
Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.