Chăm sóc vùng n.h.ạ.y c.ả.m sau sinh là điều bất cứ chị em nào cũng quan tâm nhưng ngại nói ra. 5 món ăn cùng 1 số mẹo cực hay dưới đây sẽ giúp mẹ mau hồi phục, tự tin với chồng hết cỡ.
Vùng n.h.ạ.y c.ả.m là nơi bị tàn phá khá nhiều sau mỗi đợt sinh nở. Thứ nhất là dạ con phải phình to ra để chứa thai nhi, có thể bị mổ xẻ để lấy em bé. Thứ hai, cổ tử cung bị giãn nở, tầng sinh môn rách hoặc bị rạch, sẫm màu, có mùi, dễ viêm nhiễm, sa tử cung, khô rát sau sinh… Vì vậy, đẻ xong, mẹ rất cần ăn một số loại thực phẩm “đặc biệt” để phục hồi vùng n.h.ạ.y c.ả.m, có đời sống khỏe khoắn, tròn vẹn.
Em đẻ thường, bác sĩ lấy nhau không kĩ nên còn sót, đẻ xong lâu lắc mà sản dịch vẫn không hết. Đi khám em tái mặt khi bác sĩ chỉ định can thiệp hút nhau gì đó. May mà có một bác sĩ nam già hơn bảo là về xay nước lá rau ngót ra uống thử xem, nếu không hết thì hẵng đến hút nhau. Chồng em về ra vườn hái ngay một nắm lá rau ngót, rửa sạch, xay lọc rồi bỏ vô xíu đường cho vợ uống. Ngày uống 2 ly mà sản dịch ra hết, đỡ đau bụng nên em ngưng uống, sang ngày thứ 3 thì sạch hẳn các mẹ ạ. Đúng là thần kì ghê. Mà em nghe bảo uống rất tốt cho sức khỏe nữa chứ. Mẹo này nghe đồn lâu lắm rồi mà nay mới đích thân trải nghiệm. Chưa hết đâu nha các mẹ, ngoài các món từ rau ngót, muốn vùng n.h.ạ.y c.ả.m sau sinh mau phục hồi, se khít, hồng hào thì mẹ hãy dặn người nhà nấu ngay các món dưới đây để ăn trong các tháng cữ nha!
1/ Canh rau ngót
Bác sĩ bảo nước lá rau ngót hoặc canh rau ngót nấu đặc có tác dụng co bóp dạ con tống đẩy sản dịch và nhau còn sót ra ngoài sạch sẽ.
Tử cung mau phục hồi, trở về đúng vị trí cũ. Nếu mẹ nào cảm thấy khó uống sinh tố rau ngót thì có thể cho vào đó ít đường hoặc ăn canh rau ngót thịt băm cho chắc. Đây được xem là một trong những loại thực phẩm lành tính nhất đối với bà đẻ đấy.
2/ Trứng gà luộc chấm muối tiêu
Tương tự rau ngót, ngày xưa các cụ cũng hay cho bà đẻ ăn trứng gà luộc còn nóng hổi chấm với muối tiêu ngay sau khi sinh để giúp co dạ con, ấm bụng.
Có người còn khuyên nếu đẻ con trai thì nên ăn tổng cộng 7 trứng còn đẻ con gái ăn tổng cộng 9 trứng (ăn trong vòng 1-3 ngày chứ không ép mẹ ăn một lần đâu nha). Mẹo dân gian chăm sóc vùng n.h.ạ.y c.ả.m sau sinh này đơn giản nhưng được khá nhiều mẹ làm theo và thấy hiệu quả rõ rệt.
3/ Tôm, thịt bò
Sinh xong, các mẹ cũng nên ăn nhiều tôm, thịt bò. Hai món này vừa tiết sữa nhiều vừa hồi máu, hồi sức rất nhanh.
Sự thật thì những người phụ nữ gốc Hà Nội xưa sinh xong vốn kiêng khem giữ gìn rất kĩ, họ ăn nhiều thịt bò, tôm nên sống thọ, tám mươi mấy tuổi vẫn nhanh nhẹn, tinh tường, mắt sáng, răng chắc, tai thính. Các mẹ đừng nghĩ sinh mổ ăn sẽ bị sẹo xấu nha, phải ăn để vết mổ mau lành, tránh nhiễm trùng đấy.
4/ Cật lợn chưng với gừng và rượu
Đây là món ăn kích thích vị giác cho mẹ sau sinh rất tốt. Tuy nhiên, đó vẫn chưa là công dụng to lớn nhất. Cật lợn chưng với gừng và rượu có tính ấm, giúp cơ thể mẹ không bị lạnh, lưu thông khí huyết tốt và tống đẩy sản dịch ra ngoài nhanh, đỡ đau bụng.
4/ Rau lang, mồng tơi
Rau lang và mồng tơi đều có thể đem chế biến thành nhiều món cực ngon trong mâm cơm bà đẻ. Chẳng hạn: canh rau lang bắp bò, canh mồng tơi nấu tôm, rau lang luộc chấm mắm, mồng tơi luộc, mồng tơi xào tỏi…
Đây là 2 loại rau lành tính, giàu dinh dưỡng và chất xơ, giúp nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa. Mẹ muốn mau hồi phục vùng n.h.ạ.y c.ả.m, không mắc thêm bất cứ rắc rối nào (như sa tử cung, trĩ…) thì nên ăn rau lang và rau mồng tơi nhiều vào.
5/ Cà chua, cà rốt
Cà chua và cà rốt là hai loại củ giàu dinh dưỡng mà chăm sóc vùng n.h.ạ.y c.ả.m sau sinh mẹ đừng bỏ qua.
Nó đặc biệt giàu lycopene tự nhiên giúp nâng cao độ đặc béo của sữa mẹ, con bú nhanh tăng cân. Chất này còn hỗ trợ các cơ vùng n.h.ạ.y c.ả.m đàn hồi tốt, mau se khít, hồng hào, tránh tình trạng thâm và rộng vùng kín sau sinh.
6/ Rau muống (nếu mẹ sinh thường)
Nếu mẹ sinh thường thì ăn rau muống cũng rất tốt cho sự phục hồi cơ thể.
Tuy nhiên, rau muống phải non và nên tự trồng, không nên mua bừa bãi vì rất dễ có ký sinh trùng, nhiễm hóa chất tăng trường, nhiễm chì. Mẹ để ý thấy nếu nấu canh hoặc luộc rau mà nước rau có màu xanh không bình thường, hơi ngả sang màu lam thì đó là rau muống nhiễm chì rất độc hại cho sức khỏe.
Ngoài 6 món ăn “đặc biệt” cực tốt cho mẹ sau sinh trên. Các mẹ cũng nên tham khảo thêm 12 món mẹ nên ăn trong 1 tháng đầu sau sinh. Đồng thời, áp dụng thêm một vài mẹo khác giúp chăm sóc vùng n.h.ạ.y c.ả.m tốt nhất như sau:
– Sau sinh đi tiểu càng sớm càng tốt
Bác sĩ sẽ nhắc nhở mẹ liên tục là hãy đi tiểu ngay khi có thể (thường là 4 giờ sau khi sinh). Quá trình sinh nở làm tăng áp lực cho bàng quang, gây xung huyết niêm mạc, giảm sức căng cơ, đau cửa âm đạo. Việc nhịn tiểu vì sợ đau, ngại ngồi dậy, không quen đi tiểu trên giường sẽ khiến mẹ bị bí tiểu, sưng bàng quang, khiến tử cung bị đờ không thể co lại nhanh. Nghiêm trọng hơn là nó có thể gây xuất huyết sau sinh hoặc viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang cực kỳ đau đớn.
– Xông âm hộ bằng nước lá trầu không
Lá trầu không rất nổi tiếng trong chuyện vệ sinh và hồi phục sức khỏe vùng kín. Các mẹ sau sinh mà bỏ qua mẹo chăm sóc vùng n.h.ạ.y c.ả.m sau sinh an toàn tại nhà này thì sẽ cực kỳ hối tiếc về sau. Mẹ mua lá trầu không về gói trong giấy báo kĩ rồi cất tủ lạnh dùng dần (nếu có lá trầu tươi mới hái mỗi ngày thì càng tốt). Mỗi lần, các mẹ lấy một nắm vò dập rồi đun cho ra nước. Nước sôi, các mẹ vớt bỏ bã, đổ nước vào một chiếc bô sạch (bô mới tinh) rồi ngồi lên xông vùng kín. Có thể khoét 1 lỗ trên mặt ghế rồi ngồi lên, để nước xông phía dưới. Xông ở độ nóng vừa phải đến khi nước nguội thì lấy nước đó rửa vùng kín. Có thể làm 2 lần trong ngày (sáng và tối). Siêng làm thì vùng âm hộ rất sạch sẽ, thơm tho, hồng hào, se khít về lâu về dài.
– Không nằm trên giường nhiều
Ông bà lúc nào cũng khuyên mẹ nên nằm trên giường nhiều để tránh bị lạnh, nhức mỏi lưng về sau. Tuy nhiên, để giảm thiểu sự mệt mỏi, các mẹ nên cố gắng ngồi dậy, ra khỏi giường muộn nhất là vào ngày hôm sau. Đó là một cách phục hồi sinh lý, thể chất tốt nhất, giúp tử cung mau khỏe, sản dịch mau hết.
– Cho con bú càng sớm càng tốt
Em bé bú càng nhiều thì sẽ càng kích thích phản xạ co, đẩy khiến tử cung mau trở về trạng thái như lúc chưa mang thai. Nếu chẳng may mẹ không có sữa, kích mãi sữa không về thì có thể massage bầu ngực nhẹ nhàng cũng rất tốt.
– Không kiêng tắm
Khoa học chứng minh, việc tắm rửa sau sinh rất tốt cho bà đẻ. Nếu là đẻ thường thì tắm làm sạch vi khuẩn quanh âm hộ, thúc đẩy lưu thông máu ở vùng kín, chữa lành vết thương. Còn nếu là đẻ mổ thì tắm nhẹ nhàng, mấy ngày đầu hạn chế để nước ướt vết mổ là được. Các mẹ nhớ tắm bằng nước ấm và tắm nơi kín gió, tắm xong lấy khăn lau người khô rồi mặc đồ ấm vào liền.
Với phụ nữ thì chăm sóc vùng n.h.ạ.y c.ả.m sau sinh là việc hết sức quan trọng. Nó vừa tốt cho chính bản thân mình vừa có thể giữ gìn hạnh phúc gia đình viên mãn. Hy vọng những món ăn vừa ngon vừa tốt và một số mẹo hay trên sẽ giúp mẹ vượt qua giai đoạn ở cữ vô cùng khó khăn này một cách trơn tru.
Theo:Webtretho