Viêm tụy cấp có tiên lượng xấu và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như hoại tử trong tụy, gây tử vong… Vì vậy, mọi người cần lưu ý các dấu hiệu bệnh để được cấp cứu kịp thời.
Viêm tụy là tình trạng viêm (sưng) ở tụy, một tuyến nằm giữa dạ dày, gan và ruột, chỉ dài 10-15cm, có hình dạng như con nòng nọc.
Tuyến tụy sản xuất ra một chất được gọi là dịch tụy (chứa enzyme tiêu hóa) và hormone bao gồm insulin để cơ thể điều chỉnh lượng glucose. Sự tổn thương liên tục của tuyến tụy có thể dẫn đến tình trạng mãn tính.
Viêm tụy có thể xảy ra cấp tính, điều này có nghĩa là tình trạng viêm xảy ra đột ngột và kéo dài trong vài ngày, hoặc kéo dài mạn tính, có nghĩa là viêm tụy xảy ra đã nhiều năm nay.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến chứng viêm tụy cấp tính có thể gây chết người với nhiều biến chứng.
Triệu chứng của viêm tụy cấp
– Đau bụng trên có thể kéo dài trong vài ngày và thường bị nặng. Cơn đau có thể lan ra ngực và lưng. Cơn đau có thể đột ngột, lúc nặng lúc nhẹ, và có thể đau hơn khi ăn uống. Chứng phình bụng nhẹ có thể xuất hiện.
– Buồn nôn hoặc ói mửa.
– Mạch đập nhanh
– Sốt (nhiệt độ từ 38 độ C trở lên).
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn cần đi khám ngay lập tức khi thấy xuất hiện các triệu chứng được kể trên hoặc bị đau bụng dai dẳng, đau nghiêm trọng và kèm theo các triệu chứng khó chịu khác.
Một số nguyên nhân có thể gây ra viêm tụy cấp bao gồm:
– Sỏi mật
– Uống rượu
Đôi khi trong một vài trường hợp, nguyên nhân gây bệnh không xác định được.
Phương pháp điều trị viêm tụy cấp
Việc điều trị thường mang tính chất giảm triệu chứng và kiểm soát bất kỳ dấu hiệu nào. Và việc này thường diễn ra ở bệnh viện.
Bác sĩ có thể thực hiện truyền dịch làm tăng lượng máu và thay thế các chất điện phân như kali hay canxi. Nếu bệnh nhân không thể kiểm soát chứng nôn mửa, một ống được đặt tạm thời nối từ mũi đến dạ dày để rút dịch và không khí.
Hầu hết các bệnh nhân bị viêm tụy cấp cảm thấy sức khỏe tốt hơn trong vòng 1 tuần và có thể xuất viện sau vài ngày. Nhưng những người bị nặng cần nhiều thời gian hơn để hồi phục và chịu nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Cách giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tụy cấp
Những thói quen sinh hoạt dưới đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm tụy cấp:
– Ngừng uống rượu
– Bỏ thuốc lá
– Thực hiện chế độ ăn uống ít chất béo: ăn uống hạn chế chất béo và bổ sung các loại trái cây tươi và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, và protein.
– Uống nhiều nước: viêm tụy có thể gây mất nước, do đó bạn nên uống nhiều nước (ít nhất là 2 lít/1 ngày).
– Nên đi khám bác sĩ nếu bạn bị đau bụng, nôn ra máu, hay có có vấn đề với rượu, vàng da và mắt, sốt (hơn 380C), sụt cân, chuột rút ở cơ hay chứng động kinh khi bỏ rượu.
Theo soha