Không còn là lời cảnh báo suông nữa khi mới đây một bé gái đã bị ung thư vòm họng khiến cha mẹ bé “chết đứng” vì sốc. Nguyên nhân được bác sĩ khẳng định là do lỗi của người lớn.
Trẻ 16 tuổi bị ung thư vòm họng, hít khói thuốc dễ mắc ung thư hơn hút thuốc
Mới đây, Bệnh viện ung thư Trùng Khánh (Trung Quốc) đã bị kết luận một bé gái tên là Salsa – 16 tuổi, bị ung thư vòm họng với lý do được cho là liên quan đến việc hút thuốc lá thụ động.
Salsa không phải là người hút thuốc, nhưng thường xuyên sống cùng với người hút thuốc trong gia đình. Trong nhà cô luôn có mùi thuốc lá, kể cả quần áo, giường tủ cũng bị ám mùi.
Khoảng 3 tháng trước đó, Salsa thấy hiện tượng chảy máu mũi vào mỗi buổi sáng, đặc biệt là lúc xì mũi hay vệ sinh mũi. Lúc đó bố mẹ bé vẫn nghĩ rằng con gái bị chảy máu cam.
Lúc đầu, Salsa nghĩ rằng việc chảy máu cam có thể do mùa hè nóng nực, mẹ bé đã mua một số loại thuốc để uống nhưng bệnh tình không có biến chuyển tích cực.
Một thời gian sau, gia đình phát hiện ở cổ của Salsa xuất hiện một khối u khoảng 5cm. Dù không có cảm giác đau đớn nhưng lại có vẻ như u đang lớn dần lên.
Sau khi nội soi sinh thiết bệnh lý mũi họng, gia đình nhận kết luận không thể sốc hơn là Salsa bị ung thư và bệnh đang di căn.
Hút thuốc thụ động nguy hiểm hơn trực tiếp hút thuốc
Khái niệm hút thuốc thụ động đã được Trung tâm Ung thư Harvard cảnh báo kể từ năm 2009, đề cập đến những người không hút thuốc bị hít khói kèm chất độc hại, nicotine, kim loại nặng, chất gây ung thư, các chất phóng xạ ….
Những dư lượng chất độc hại này có thể được lưu lại trên đồ vật và môi trường sống khoảng vài tuần hoặc thậm chí hàng tháng, gây hại sức khỏe ghê gớm.
Sau khi người khác hút thuốc nhả khói, dư lượng khói sẽ bám vào trong nội thất, quần áo, tường, thảm, và thậm chí cả tóc và da mặt, có thể lưu lại trong một thời gian dài.
Đối tượng bị gây tổn hại lớn nhất chủ yếu là trẻ em và trẻ sơ sinh, bởi vì hệ thống hô hấp của trẻ nhạy cảm hơn nhiều so với người lớn. Salsa là ví dụ điển hình cho trường hợp này.
Trường hợp của Salsa là một ví dụ đáng cảnh báo rộng rãi trong cộng đồng bởi tính nguy hiểm của việc hít khói thuốc bị động.
Ung thư biểu mô vòm họng là một khối u ác tính ở phần cổ, đồng thời là một trong những bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao trong nhóm bệnh nhân ung thư.
Bệnh này chủ yếu xuất hiện ở những bệnh nhân là nam giới, có tỉ lệ khoảng gấp đôi so với phụ nữ. Độ tuổi phát bệnh từ 40-50 tuổi, nhưng theo thống kê lâm sàng cho thấy người mắc bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa.
Triệu chứng của ung thư vòm họng Đau đầu, khó nuốt, cổ họng nóng rát, giọng nói thay đổi.
Đây cũng là một biểu hiện lâm sàng do các khối u bắt đầu xâm chiếm lên não.
Các bác sĩ cho biết, khi hạch bạch huyết di chuyển, thường dễ bị chẩn đoán nhầm là viêm, nếu điều trị chống viêm không những không thuyên giảm mà còn làm cho u phát triển nhanh hơn.
Cách phòng ngừa ung thư vòm họng
Theo bác sĩ Vương Dĩnh, Giám đốc Bệnh viện Ung thư Trùng Khánh (TQ), nguyên nhân ung thư vòm họng thường không rõ ràng.
Có thể là do di truyền, bị nhiễm vi rút EB, hút thuốc lâu dài, ăn uống thiếu lành mạnh, môi trường ô nhiễm…
Dinh dưỡng, chế độ ăn uống nên tuân thủ việc lựa chọn thực đơn lành mạnh, dễ tiêu hóa, ít chất béo, ít cholesterol, giàu carbohydrate, vitamin.
Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, 5-7 bữa/ngày với sữa, trứng, cá, thịt. Tránh thức ăn cay, thuốc lá, rượu, cà phê, trà, cà ri, giấm, món thô cứng, thực phẩm chiên.
Ăn thêm các loại trái cây và rau củ tươi như cà rốt, củ cải, cà chua, củ sen, cam, chanh, táo…
Nên súc miệng thường xuyên, uống nước, giữ cho miệng sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng răng miệng, viêm khoang miệng.
Tham gia các hoạt động thể chất thích hợp, chẳng hạn như đi bộ, thái cực quyền, chạy bộ và các môn phù hợp thể trạng.
Nên luyện tập các động tác vận động cổ, cơ mặt, cơ miệng, gõ răng, cười nhiều kết hợp với các bài tập đơn giản khác.
Ngăn ngừa cảm lạnh, giữ ấm. Để cảm thấy thoải mái, nên nghe nhạc nhẹ, đọc sách, đọc báo và các phương tiện giải trí khác.
Nếu môi trường sống hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh thì bạn cần thường xuyên đi khám, phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
Trong thường hợp bị chẩn đoán là mắc bệnh ung thư vòm họng cũng không nên quá sợ hãi, không nên từ bỏ điều trị.
Những bệnh nhân phát hiện sớm và điều trị kịp thời có tỷ lệ sống trên 5 năm đạt 80% – 90%. Ngay cả những bệnh nhân bị ung thư di căn nếu điều trị tích cực vẫn có tỉ lệ sống cao.