Nghe cháy nắng chứ chưa nghe thấy bỏng nắng mấy mọi người nhỉ, nhưng ít chứ không phải là không có. Em là nhân chứng sống đây. May ghim được cách xử lý khi da bị bỏng nắng của cậu em chồng nên cũng đỡ đỡ chứ không lại không biết đường nào.
Đúng là cái khái niệm này ít người nghe thấy, nhưng không phải không có. Hôm em bị bỏng nắng là do em có công chuyện chạy đi chạy lại dưới trời nắng oi bức ấy, do đi vội quá cũng không mang áo
chống nắng, hay bôi kem mà diện nguyên quả áo 2 dây đi. Đúng là về nhà cái biết mặt thật sự đấy ạ. Thế là mấy ngày hôm sau chỗ ra ở bả vai phồng rộp lên thì tái xanh mặt. Cũng phải nhờ cách xử lý khi da bị bỏng nắng dưới đây mới đỡ, không để nó sốt lên cũng sợ lắm.
Cách xử lý da khi bị bỏng nắng là kỹ năng ai cũng cần biết.
Dấu hiệu nhận biết bị bỏng nắng
– Bỏng nắng xảy ra do da phải tiếp xúc quá nhiều và tiếp xúc liên tục với ánh nắng cùng tia cực tím, dẫn đến tình trạng da bị đốt cháy, gây bỏng.
– Bỏng nắng sẽ xảy ra nặng hơn ở các vùng da không được che chắn, nhưng nếu mặc quần áo mỏng thì các phần da khác vẫn có thể bị bỏng nắng.
– Các triệu chứng ban đầu của bóng nắng (xuất hiện sau 6 – 48 giờ): đỏ da, lột da, ngứa, đau rát, da phồng rộp, xuất hiện mụn nước… Một số trường hợp nặng hơn còn có thể bị choáng, sốt, nôn mửa, thậm chí ngất xỉu… Lúc này nếu tình trạng chưa quá nặng có thể ngâm chỗ bị bỏng trong nước lạnh để giảm nhiệt trên bề mặt bỏng xâm chiếm nha các chị.
Tác hại của bỏng nắng
– Bỏng nắng nếu lặp đi lặp lại sẽ gây tổn thương da nghiêm trọng và khiến da lão hoá sớm. Đặc biệt, nếu tình trạng bỏng nắng nghiêm trọng, bỏng nặng còn có thể trở thành nhiễm độc ánh nắng, gây nên các bệnh về da.
Cách xử lý khi bị bỏng nắng
Một trong những kinh nghiệm hay xử lý vết bỏng là phải dội hoặc ngâm nước lạnh vào chỗ bị bỏng nắng.
– Dùng nước hoặc đá lạnh: Nên ngâm vùng da trong nước lạnh để nhanh chóng giảm nhiệt tại chỗ. Nước mát sẽ giúp da hạ nhiệt và làm chậm quá trình cháy nắng. Có thể tắm bằng vòi hoa sen để làm dịu diện bỏng. Sau đó dùng khăn sạch mềm để thấm khô da. Sau khi thấm khô vùng da bị bỏng nắng, nếu có điều kiện có thể bôi kem dưỡng ẩm được chiết xuất từ thảo dược để làm dịu da, dưỡng ẩm và tái tạo những tế bào bị tổn thương.
Sau khi dưỡng ẩm da từ bên ngoài, bạn cần làm mát da từ bên trong bằng cách uống nhiều nước. Da khỏe mạnh cần có một lượng nước vừa đủ (1,5 – 2 lít mỗi ngày), da bị bỏng nắng, nước càng trở nên quan trọng hơn. Uống nhiều nước hơn bình thường sẽ làm mát da từ bên trong, giúp da được tái tạo. Uống thêm nước hoa quả để bổ sung vitamin.
Hoặc có thể dùng đá viên bọc vào khăn lạnh và đắp lên da. Nước lạnh sẽ làm giảm nhiệt nhanh chóng cho làn da, chống sưng và hạn chế tổn thương. Không nên dùng đá chà xát lên dà mà chỉ cần đắp lên để làm dịu.
– Dùng thảo dược để đắp lên da theo các công thức sau:
Dưa hấu: Lấy phần thịt dưa hấu sát vỏ, màu trắng xanh, có thể ướp lạnh và đắp lên chỗ bỏng da rất hiệu quả. Bạn sẽ thấy da bớt rát đỏ nhanh chóng. Đây cũng là 1 trong những cách xử lý khi da bị bỏng nắng trong mùa hè.
Sữa chua không đường: Dùng sữa chua đã được giữ lạnh ở ngăn mát, thoa đều lên vùng da bị cháy nắng và đợi cho đến khi khô thì tắm sạch.
Khoai tây: Lấy 1 củ khoai tây rửa sạch, gọt vỏ cắt từng lát khoai tây sống đắp lên chỗ da bị bỏng. Khoai tây chứa những hợp chất làm mát và giảm sưng tấy.
Trà: Có thể lấy nước trà xanh để nguội hay bã trà đã pha đều có thể dùng để đắp lên vùng da bỏng nắng.
Bột yến mạch: Chuẩn bị một bồn nước ấm vừa phải, hòa tan bột yến mạch vào và ngâm mình trong bồn tắm 20 phút. Bột yến mạch sẽ nhanh chóng làm dịu cơn bỏng rát và giữ ẩm cho da hiệu quả.
Trà xanh: Đun một ấm trà xanh và để nguội rồi dùng vải sạch ngâm trong nước trà xanh, đắp lên vùng da bị cháy nắng trong 10 – 15 phút.
Dưa chuột: Dưa chuột không chỉ có tác dụng tốt để chữa lành làn da mụn hay dưỡng da, nó còn là lựa chọn hoàn hảo để khôi phục làn da bị bỏng nắng. Cách làm khá đơn giản: Cắt lát mỏng dưa chuột tươi đắp trực tiếp lên những vùng da vừa bị phơi nắng trong khoảng 10 phút.
Trà Hoa Cúc: Cho 5 – 7 túi trà hoa cúc vào bồn tắm và ngâm mình trong 20 phút. Hoa cúc từ xưa đã nổi tiếng với tác dụng chữa lành những viêm nhiễm. Chất chống oxy hóa trong trà cũng sẽ làm giảm quá trình lão hóa trên da.
Dầu vitamin E: Bôi một chút dầu vitamin E nguyên chất lên vùng da bị kích ứng do ánh nắng mặt trời. Vitamin E là một thần dược trong việc chữa trị tất cả các vấn đề về da. Nó không chỉ xoa dịu và làm lành những tổn thương mà còn thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới.
Tinh dầu oải hương: Nếu là tinh dầu nguyên chất, bạn hãy pha với một lượng nước nhỏ (tốt nhất là nước cất) rồi dùng bông thoa đều lên vùng da đang bị tổn thương. Bởi vì mùi thơm hấp dẫn và không gây nhờn dính, bạn có thể để hỗn hợp này trên da từ 20 – 30 phút. Sau đó bạn chỉ cần rửa sạch với nước mát. Làn da của bạn sẽ chịu cơn rát và nhanh chóng khỏe mạnh trở lại.
Mật ong chanh: Lấy nước của 2 quả chanh cỡ trung bình trộn 5 thìa cà phê mật ong. Thấm đều hỗn hợp này vào các khu vực đang bị tổn thương trên da bạn và để chừng 20 phút. Sau đó hãy rửa sạch với nước ấm. Bạn sẽ cảm nhận được sự mịn màng và tươi mát tức thì trên bề mặt da.
Khi da bị bỏng nắng, cần giữ nguyên các phỏng nước để phòng nhiễm khuẩn. Nếu các phỏng nước bị vỡ, bôi lên đó mỡ kháng sinh và để hở. Nếu cần thiết, có thể dùng thêm thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Không dùng mỡ, kem hoặc các thuốc Đông y không rõ nguồn gốc bôi lên diện bỏng.
Cách phòng tránh
– Tránh ra ngoài khi trời nắng to, nhất là trong khoảng thời gian từ 11 – 13 giờ vì đây là lúc ảnh hưởng của tia cực tím mạnh nhất.
– Khi đi ra ngoài lúc trời nắng, các bạn nên bảo vệ da bằng các biện pháp chống nắng như bôi kem chống nắng, mặc quần áo chống nắng, đeo kính râm…
– Bên cạnh đó, các bạn nên chăm sóc da tốt hơn, bao gồm cả chế độ ăn uống và dưỡng da để làn da có sức đề kháng tốt hơn. Trên đây là cách xử lý khi da bị bỏng nắng hữu hiệu mà nhà nào cũng cần.
Theo Webtretho