Thấy con có lỗ nhỏ trước vành tai tưởng số trời định thông minh, không ngờ lại là tai họa

Lỗ rò luân nhĩ nguy hiểm hơn nhiều bố mẹ vẫn biết. Đáng nói, rất nhiều người đang bỏ qua những hậu quả của khiếm khuyết bẩm sinh này và khiến các biến chứng trở thành mối nguy thật sự.

Trẻ có lỗ nhỏ đầu kim ở vành tai sẽ thông minh?

Lỗ rò luân nhĩ là một trong những khiếm khuyết bẩm sinh khá phổ biến ở nhiều trẻ nhỏ. Nhiều gia đình biết về cái lỗ nhỏ xíu ở vành tai của con nhưng lại nghĩ theo hướng hoàn toàn khác. Theo truyền tụng từ xa xưa, trẻ sinh ra có cái lỗ này là người hưởng số trời định, thông minh bẩm sinh. Tuy nhiên, dưới góc nhìn y khoa thì đây lại là một mối nguy hiểm khó lường.

Trải nghiệm đau đớn của bà mẹ trẻ có con bị lỗ rò luân nhĩ

Một bà mẹ ở Băng Cốc, Thái Lan vừa chia sẻ những trải nghiệm đau đớn của mình khi cùng con vượt qua biến chứng của lỗ rò luân nhĩ.

Bé K. ngay từ khi mới sinh ra đã có lỗ rò luân nhĩ trên cả 2 vành tai. Bác sĩ cho biết khiếm khuyết này hình thành do một trục trặc nào đó xảy ra trong quá trình cấu tạo nên vành tai của thai nhi khi còn ở trong bụng mẹ. Phần lớn lỗ rò luân nhĩ sẽ không gây nguy hiểm cho bé nếu được vệ sinh vành tai sạch sẽ hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ lại không biết về điều này và đó là sự khởi đầu cho những đau đớn mà bé K. phải trải qua.

Khi tròn 6 tháng tuổi bé K. quyết định cho bé đi học bơi với mong muốn giúp con có được những trải nghiệm thú vị. Mẹ bé K. chỉ đơn giản nghĩ rằng một thầy giáo chuyên nghiệp và một hồ bơi sạch sẽ là lựa chọn tối ưu cho các bài học bơi đầu đời của bé mà không hề mảy may nghĩ đến lỗ rò luân nhĩ ở vành tai của con.

Cho đến khi bé tròn 1 tuổi và bắt đầu bài học lặn đầu tiên thì một bất thường đã xảy ra. Khu vực có lỗ rò luân nhĩ của bé bắt đầu sưng tấy, đỏ ửng và nhanh chóng lan rộng.

Mẹ bé K. ngay lập tức đưa con đi khám. Bác sĩ cho biết do bé thường ngụp lặn xuống nước nên nước đã đọng lại trong lỗ vành tai, lâu ngày gây ra nhiễm trùng bên trong lỗ rò luân nhĩ. Trường hợp của bé K., bác sĩ cho biết nếu chỗ sưng tấy không giảm, đầu mủ không đùn ra ngoài sẽ bắt buộc phải phẫu thuật đễ tránh ổ vi trùng lan rộng tấn công vào các bộ phận lân cận. Chính vì vậy, bác sĩ chỉ kê đơn thuốc thông thường cho bé uống để giảm sưng, giảm viêm.

Tuy nhiên, đã 3 ngày trôi qua từ sau khi uống thuốc, lỗ rò của bé K. không những không giảm bớt mà còn có dấu hiệu nặng thêm. Nó sưng to gấp đôi và đầu mủ không chín để đùn ra ngoài. Quá đau đớn, bé K không thể nào ngưng khóc quấy. Đến lúc này, gia đình mới cho con đến bệnh viên chuyên khoa Nhi Ra-ma-thi-bo-di, một trong những bệnh viện Nhi hàng đầu tại Băng Cốc, Thái Lan.

Các bác sĩ ở đây là tích cực điều trị để hút lấy toàn bộ mủ bên trong lỗ rò luân nhĩ của bé. Sau khi trải qua phẫu thuật, mỗi ngày bé phải rửa vết thương 2 lần. Với người lớn điều này có thể chịu đựng được nhưng bé K. mới chỉ vừa qua mốc 1 tuổi nên trải nghiệm này vô cùng mệt mỏi và đau đớn.

Tính đến thời điểm hiện tại, bé K. đã lành vết thương và dần khỏe nhưng để an toàn cho bé, bác sĩ khuyên nên đợi bé đủ 2-3 tuổi cho tiến hành cắt bỏ hoàn toàn lỗ rò luân nhĩ này để tránh nguy cơ nhiễm trùng lặp lại và biến chứng nguy hiểm hơn.

Lỗ rò luân nhĩ có thể gây biến chứng nguy hiểm ra sao?

Ở Việt Nam, lỗ rò luân nhĩ chưa được hiểu đúng. Thậm chí nhiều gia đình còn xem đó là điềm may lành. Theo một điều tra của Viện khoa học American Academic of Pediatrics (Mỹ) được công bố trên tạp chí PEDIATRICS thì trung bình cứ 8 trong số 1.000 trẻ có lỗ rò luân nhĩ sẽ có nguy cơ bị điếc hoặc gặp các vấn đề về thính giác. Đây là con số đáng để bố mẹ quan tâm và tìm hiểu kỹ hơn về cách chăm sóc con nếu bé có lỗ rò luân nhĩ.

Giải pháp thông thường là cắt bỏ lỗ rò khi trẻ đã trên 1 tuổi để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Một trong những nguy cơ lớn nhất khi phẫu thuật lỗ rõ luân nhĩ lúc bé còn quá nhỏ là vành tai của trẻ không đủ lớn nên sơ sẩy trong phẫu thuật có thể chạm đến dây thần kinh của bé.

Trải nghiệm sợ hãi của mẹ bé K. được xem là một trải nghiệm đau đớn khi người mẹ phải chứng kiến con mình vượt qua bệnh tật trong nước mắt. Chị chia sẻ: “Các cha mẹ có con bị lỗ rò luân nhĩ nên lưu ý đặc biệt nếu dự định cho con đi học bơi. Ngoài ra các bé mắc khiếm khuyết này cũng nên có một chế độ vệ sinh sạch sẽ ở vành tai mỗi ngày. Điều quan trọng nhất là phải được bác sĩ tư vấn kịp thời về thời điểm cắt bỏ lỗ rò luân nhĩ này”.

Theo WTT

Related Posts

95% mẹ Việt không biết: Thường xuyên chạm vào 2 bộ phận này, IQ con sẽ cao ngất

Theo các chuyên gia, bên cạnh những yếu tố về gen di truyền, trẻ vẫn có thể phát triển trí thông minh vượt trội nếu cha mẹ…

5 câu nói tưởng đơn giản nhưng lại HỦY HOẠI cuộc đời của trẻ, bố mẹ thông thái đừng bao giờ nói ra

 Đã khi nào bạn vô tình nói ra những câu này với con cái? Nếu có hãy rút kinh nghiệm và đừng nói thêm lần nào nữa…

Cách gọi sữa về “ướt áo” với nước gạo vô cùng hiệu quả

Sữa gạo gọi sữa mẹ về vừa thơm ngon lại dễ uống hơn rất nhiều việc uống sữa ông Thọ hay ăn móng giò (vừa ngấy lại…

3 tuổi nặng 60 kg, bé ‘khủng long’ bị cấm đến trường mẫu giáo

Cậu bé này to gấp 5 lần kích thước bình thường của các bạn cùng lứa tuổi. Bé cũng cao hơn rất nhiều so với các bạn…

Đây là 30 câu hỏi giúp mẹ biết được con đi học đã xảy ra những chuyện gì?!

Để biết ở trường của con đã diễn ra chuyện gì, con vui hay buồn, ngoan hay hư,… mẹ có thể sử dụng linh hoạt 30 câu…

Muốn bé sơ sinh an yên, mau lớn mẹ hãy tránh xa 10 đại kỵ dân gian này: còn hơn cả bùa cầu bình an

Trong dân gian có rất nhiều kiêng kỵ dành cho trẻ nhỏ. Mẹ nào tin có kiêng có lành thì xem qua nha! Em xi nhan trước…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *