Sơ cứu trị bỏng cho trẻ em – bí kíp cần lận lưng của bố mẹ trẻ

Đợt này hóng chuyện thấy các vụ cháy nổ tăng đột biến, mà đối tượng khiến mình lo lắng nhất đó chính là trẻ em. Bởi vậy mình phải lận lung các bí kíp này để lỡ có sự gì còn biết đường xử trí.

Trẻ thường hiếu động lại còn nhỏ nên chưa ý thức được những nguy hiểm xung quanh mình. Bởi vậy, cách xử trí của người lớn đối với những tình huống không hay xảy ra với trẻ sẽ là bước vô cùng quan trọng với sức khỏe của trẻ.

Phần lớn những trường hợp bỏng ở trẻ em là có thể phòng tránh được. Tuy nhiên nếu tai nạn xảy ra điều quan trọng nhất là bạn phải có xử trí nhanh chóng và kịp thời để trị bỏng cho bé. Bạn có thể giảm thiểu được mức độ nghiêm trọng của tổn thương cho trẻ bằng cách thực hiện những bước sơ cứu sau đây.

Ảnh minh họa

Loại bỏ nguồn gây bỏng

Vết thương do bỏng thường là do tiếp xúc với chất lỏng ở nhiệt độ cao. Do vậy, nếu con bạn bị bỏng do đổ nước nóng lên người, hãy ngay lập tức loại bỏ tất cả quần áo và tã bỉm của trẻ. Quần áo có thể giữ nhiệt và làm vết bỏng sâu hơn, nặng hơn. Hãy dạy trẻ cách xử trí nếu quần áo trẻ bị bắt lửa: hãy nằm xuống đất và lăn qua lăn lại để dập lửa. Trong trường hợp này, dạy trẻ không nên chạy nhanh do có thể làm ngọn lửa bùng lên mạnh hơn.

Làm mát vết thương

Ảnh minh họa

Cho vòi nước chảy liên tục và không xối mạnh vào vết bỏng trong thời gian khoảng 20 phút.

Băng vết bỏng lại

Sử dụng một miếng vài khô sạch hoặc gạc vô trùng quấn lỏng để bao phủ quanh vết bỏng.

Gọi cấp cứu 115

Hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức nếu diện tích vết bỏng rộng, hay vị trí vết bỏng ở vùng mặt, tay, chân và háng.

Không nên sử dụng đá lạnh

Sử dụng đá chườm lên vết bỏng có thể làm tê cóng và làm da bị tổn thương nặng hơn.

Không nên bôi thuốc mỡ lên vết bỏng

Sử dụng thuốc mỡ bôi lên vết bỏng có thể ngăn cản quá trình lành vết thương và quá trình trị bỏng sẽ diễn ra lâu hơn. Ngoài ra cũng không nên bôi lên vết bỏng các chất như bơ, kem đánh răng, sữa dưỡng thể hay bất cứ loại kem nào khác.

Ảnh minh họa

Không nên làm vỡ các mụn nước

Làm vỡ các mụn nước có nguy cơ khiến vết thương bị nhiễm trùng và nặng hơn.

Đưa trẻ đi bác sỹ ngay cả khi vết thương nhỏ

Hãy đưa trẻ tới bác sỹ để kiểm tra tình trạng vết bỏng trong vòng 72 h kể cả khi bạn cho rằng vết thương nhỏ không đáng kể nhưng dù gì chữa trị vết bỏng vẫn là việc phải làm để tránh hoại tử nhiều hơn.

Ảnh minh họa

Xem thêm: Hướng dẫn sơ cứu và điều trị khi bị bỏng bô theo đúng cách

https://www.youtube.com/watch?v=R2JbiJkCmBQ

Theo media

Related Posts

95% mẹ Việt không biết: Thường xuyên chạm vào 2 bộ phận này, IQ con sẽ cao ngất

Theo các chuyên gia, bên cạnh những yếu tố về gen di truyền, trẻ vẫn có thể phát triển trí thông minh vượt trội nếu cha mẹ…

5 câu nói tưởng đơn giản nhưng lại HỦY HOẠI cuộc đời của trẻ, bố mẹ thông thái đừng bao giờ nói ra

 Đã khi nào bạn vô tình nói ra những câu này với con cái? Nếu có hãy rút kinh nghiệm và đừng nói thêm lần nào nữa…

Cách gọi sữa về “ướt áo” với nước gạo vô cùng hiệu quả

Sữa gạo gọi sữa mẹ về vừa thơm ngon lại dễ uống hơn rất nhiều việc uống sữa ông Thọ hay ăn móng giò (vừa ngấy lại…

3 tuổi nặng 60 kg, bé ‘khủng long’ bị cấm đến trường mẫu giáo

Cậu bé này to gấp 5 lần kích thước bình thường của các bạn cùng lứa tuổi. Bé cũng cao hơn rất nhiều so với các bạn…

Đây là 30 câu hỏi giúp mẹ biết được con đi học đã xảy ra những chuyện gì?!

Để biết ở trường của con đã diễn ra chuyện gì, con vui hay buồn, ngoan hay hư,… mẹ có thể sử dụng linh hoạt 30 câu…

Muốn bé sơ sinh an yên, mau lớn mẹ hãy tránh xa 10 đại kỵ dân gian này: còn hơn cả bùa cầu bình an

Trong dân gian có rất nhiều kiêng kỵ dành cho trẻ nhỏ. Mẹ nào tin có kiêng có lành thì xem qua nha! Em xi nhan trước…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *