Sai lầm trong việc rửa bình sữa nhiều mẹ mắc phải chẳng khác nào cho con uống SỮA Đ.ỘC

Nhiều mẹ thường không quan trọng việc làm sạch bình sữa cho bé vô tình lại gây hại tới sức khỏe của trẻ.

Thời tiết nắng nóng hay ẩm ướt dễ nảy sinh vi khuẩn trong các bình sữa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Và việc tiệt trùng bình sữa không đúng cách sẽ khiến vi khuẩn không những giảm đi mà sinh sôi nhiều hơn, khiến trẻ bị nhiễm khuẩn, mắc bệnh và ảnh hưởng đến sự phát triển.

Dưới đây là 5 sai lầm trong việc mẹ rửa và tiệt trùng bình sữa khiến cho việc bé uống sữa không phải là hấp thụ chất dinh dưỡng, vô tình là đang uống phải “sữa độc”:

Một là, làm sạch bình sữa chỉ bằng nước lã và nước sôi

Hầu hết tất cả các bà mẹ đều có thói quen rửa sạch bình sữa cho con bằng nước sau đó là tiệt trùng bằng nước đun sôi. Tuy nhiên, chất béo có trong sữa bột có thể luồn lách vào nắp chai, núm vú và các đường xoắn của nắp chai, dễ bị mùi và là môi trường nảy sinh vi khuẩn.

Vì thế, các bác sĩ khuyên cha mẹ nên làm sạch bình sữa của bé bằng bàn chải chuyên dụng, đặc biệt là các vị trí rãnh cần được làm sạch nhất.

Hai là, khử trùng quá muộn

Chúng ta biết rằng vi khuẩn sinh sản là rất nhanh. Nhiều mẹ thường có thói quen đến khi nào cần dùng bình để pha sữa cho con mới đi khử trùng. Tuy nhiên, cách tốt nhất là bình sữa cần phải được khử trùng 1 lần/ ngày để ngăn chặn vi khuẩn. Ngay cả khi bạn đã rửa sạch bằng nước vẫn cần phải khử trùng ngay.

Ba là, để bình sữa ẩm và cất đi

Sau khi rửa bình, rất nhiều người không có thói quen làm khô mà đậy nắp kín cất đi luôn. Như thế rất dễ nảy sinh vi khuẩn có hại. Vì vậy, ngay sau khi rửa bình sữa xong, mẹ nên giữ cho bình sữa khô, núm vú khô và tất cả những dụng cụ ăn của bé thật ráo nước và khô mới đậy lại hoặc cất đi.

Bốn là, khi nào cần mới đi rửa

Đây là thói quen của khá nhiều bà mẹ bận rộn. Khi con ăn sữa xong thường chưa rửa luôn mà để ra chậu và khi nào cần dùng đến mới đi rửa. Tuy nhiên, theo thời gian, chất béo trong sữa dính vào chai cũng như núm vú rất khó để làm sạch nên cũng có thể có cả ổ vi khuẩn trong đó.

Năm là, rửa chung núm vú và chai

Thực tế núm vú rất quan trọng và việc làm sạch nó cũng quan trọng không kém. Một số núm vú giả có khả năng tích lũy bụi bẩn nhiều hơn bình sữa. Vì thế, cách tốt nhất là núm vú nên được ngâm trong nước ấm một thời gian. Sau đó mới dùng bàn chải chà sạch, làm khô tại chỗ.

Theo Phụ nữ Thủ đô

Related Posts

95% mẹ Việt không biết: Thường xuyên chạm vào 2 bộ phận này, IQ con sẽ cao ngất

Theo các chuyên gia, bên cạnh những yếu tố về gen di truyền, trẻ vẫn có thể phát triển trí thông minh vượt trội nếu cha mẹ…

5 câu nói tưởng đơn giản nhưng lại HỦY HOẠI cuộc đời của trẻ, bố mẹ thông thái đừng bao giờ nói ra

 Đã khi nào bạn vô tình nói ra những câu này với con cái? Nếu có hãy rút kinh nghiệm và đừng nói thêm lần nào nữa…

Cách gọi sữa về “ướt áo” với nước gạo vô cùng hiệu quả

Sữa gạo gọi sữa mẹ về vừa thơm ngon lại dễ uống hơn rất nhiều việc uống sữa ông Thọ hay ăn móng giò (vừa ngấy lại…

3 tuổi nặng 60 kg, bé ‘khủng long’ bị cấm đến trường mẫu giáo

Cậu bé này to gấp 5 lần kích thước bình thường của các bạn cùng lứa tuổi. Bé cũng cao hơn rất nhiều so với các bạn…

Đây là 30 câu hỏi giúp mẹ biết được con đi học đã xảy ra những chuyện gì?!

Để biết ở trường của con đã diễn ra chuyện gì, con vui hay buồn, ngoan hay hư,… mẹ có thể sử dụng linh hoạt 30 câu…

Muốn bé sơ sinh an yên, mau lớn mẹ hãy tránh xa 10 đại kỵ dân gian này: còn hơn cả bùa cầu bình an

Trong dân gian có rất nhiều kiêng kỵ dành cho trẻ nhỏ. Mẹ nào tin có kiêng có lành thì xem qua nha! Em xi nhan trước…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *