Nhận biết dấu hiệu bé chậm nói và những việc mẹ cần làm

Để tránh trường hợp trẻ chậm nói, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện, mẹ cần hiểu các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ sau đây.

Nhận biết dấu hiệu bé chậm nói và những việc mẹ cần làmKhông phải ngẫu nhiên mà một đứa trẻ 1 tuổi có thể nói được ngay. Từ khi còn trong bụng mẹ đến suốt 1 năm đầu đời, bé học hỏi dần dần kỹ năng ngôn ngữ bằng cách nghe người lớn nói chuyện, quan sát khẩu hình miệng để bắt chước phát âm. Để rồi khi được 9 tháng – 1 tuổi bé sẽ bập bẹ những câu đầu tiên. Mới đầu bé chỉ có thể phát âm những từ ngữ đơn giản, một âm tiết như mẹ, ba, bà, bố, ăn… Dần dần mới có thể nói được những câu hoàn chỉnh.

Để tránh trường hợp trẻ chậm nói, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện, mẹ cần hiểu các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ sau đây.

Khi còn trong bụng mẹ

Ngay khi ở trong bụng mẹ, kỹ năng ngôn ngữ của bé đã phát triển. Khi bé quen với nhịp tim của mẹ, bé bắt đầu làm quen với giọng nói của mẹ. Dần dần bé phân biệt được giọng nói của mẹ với các âm thanh khác. Bởi thế mà các nhà khoa học vẫn khuyến khích mẹ bầu nên nói chuyện với bé mỗi ngày. Đây là bước khởi đầu, tạo nền tảng quan trọng cho bé phát triển và hoàn thiện kỹ năng ngôn ngữ sau này.

Sau khi sinh đến khi được 3 tháng tuổi

Sau khi sinh, khóc là phương tiện giao tiếp duy nhất của bé. Sau đó đến khi được 3 tháng tuổi, bé sẽ được làm quen với rất nhiều âm thanh khác nhau. Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Bé có thể gào khóc to khi đói, khóc thút thít rên rỉ khi muốn thay tã bẩn hay phát ra những âm thanh khoái chí khác khi bé lớn hơn.
Giai đoạn 4-7 tháng tuổi

Giai đoạn này bé sẽ cố phát âm những âm thanh nghe hơi giống từ “mẹ mẹ, “ma ma”, “baba” hoặc “tata”. Thực sự bé vẫn chưa hiểu được ý nghĩa của từ ngữ, nhưng bé lại rất thích nghe và nhìn khẩu hình miệng khi bố mẹ nói chuyện với bé. Bé cũng có khả năng ghi nhớ tên của mình. Mẹ gọi tên bé và bé sẽ quay về hướng có tiếng gọi. Giai đoạn này bố mẹ cần nói chuyện với bé nhiều hơn để bé học được thêm nhiều từ mới.

Giai đoạn 8-12 tháng

Giai đoạn này bé bắt đầu biết bập bẹ nói. Cách tốt nhất để khuyến khích bé nói nhiều là nói chuyện nhiều hơn với bé. Mẹ cũng có thể đọc sách, kể chuyện, hát hoặc cho bé nghe nhạc.

Giai đoạn 12-18 tháng

Giai đoạn này vốn từ của bé đa dạng hơn rất nhiều. Bé có thể nói 2 từ cùng một lúc, hiểu cơ bản ý nghĩa của một số từ và biết chỉ đồ vật mà bé muốn biểu đạt. Đến 18 tháng tuổi, bé có thể nói câu ngắn như mẹ ơi, mẹ bế, bố ngồi, bố ăn…Nếu đến 13 tháng tuổi mà bé chưa thể bập bẹ nói bất cứ từ gì, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để khám.

Giai đoạn 2 tuổi

Khi được 2 tuổi, vốn từ của bé được mở rộng. Bé biết ít nhất 50 từ và có thể hiểu ý nghĩa của những từ ngữ, câu nói xung quanh bé, cho dù từ đó bé chưa thể phát âm được. Giai đoạn này bé phải nói được một câu có ít nhất 3-4 từ.

Giai đoạn 3 tuổi

Nhận biết dấu hiệu bé chậm nói và những việc mẹ cần làm - 2Từ 2-3 tuổi, bé học hỏi thêm nhiều từ ngữ mới rất nhanh. Đến khi bước sang tuổi thứ 4, bé có thể nói một câu rất dài và biết biểu đạt trọn vẹn ý muốn của mình.

Khi nào mẹ cần lo lắng

Có một số dấu hiệu nhận biết sớm trẻ chậm nói hoặc gặp vấn đề về ngôn ngữ, mẹ cần chú ý, nhất là trong giai đoạn 12-24 tháng tuổi.

– Trẻ không sử dụng ngôn ngữ hình thể, không biết cách chỉ đồ vật hoặc vẫy chào tạm biệt sau khi tròn 1 tuổi.

– Trẻ sử dụng nhiều động tác hơn là dùng lời nói để giao tiếp khi được 18 tháng tuổi.

– Trẻ 18 tháng tuổi gặp khó khăn khi bắt chước ngôn ngữ. Dấu hiệu này có thể do thính giác của bé có vấn đề.

– Gặp khó khăn hoặc không hiểu các yêu cầu cơ bản.

Những dấu hiệu mẹ cần chú ý khi bé hơn 2 tuổi:

– Trẻ có thể bắt chước ngôn ngữ và hành động nhưng không thể tự phát ra từ và câu.

– Trẻ chỉ sử dụng một số từ ngữ nhất định, không thể tự sử dụng từ để giao tiếp ngoại trừ dùng những câu/ từ bắt chước.

– Gặp khó khăn khi nghe theo lời hướng dẫn.

– Âm giọng khác thường.

– Không sử dụng giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện.

Cần làm gì để tránh nguy cơ bé chậm nói:

– Chú ý đến các dấu hiệu sớm.

– Tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên môn.

– Nói chuyện càng nhiều càng tốt với bé.

Related Posts

95% mẹ Việt không biết: Thường xuyên chạm vào 2 bộ phận này, IQ con sẽ cao ngất

Theo các chuyên gia, bên cạnh những yếu tố về gen di truyền, trẻ vẫn có thể phát triển trí thông minh vượt trội nếu cha mẹ…

5 câu nói tưởng đơn giản nhưng lại HỦY HOẠI cuộc đời của trẻ, bố mẹ thông thái đừng bao giờ nói ra

 Đã khi nào bạn vô tình nói ra những câu này với con cái? Nếu có hãy rút kinh nghiệm và đừng nói thêm lần nào nữa…

Cách gọi sữa về “ướt áo” với nước gạo vô cùng hiệu quả

Sữa gạo gọi sữa mẹ về vừa thơm ngon lại dễ uống hơn rất nhiều việc uống sữa ông Thọ hay ăn móng giò (vừa ngấy lại…

3 tuổi nặng 60 kg, bé ‘khủng long’ bị cấm đến trường mẫu giáo

Cậu bé này to gấp 5 lần kích thước bình thường của các bạn cùng lứa tuổi. Bé cũng cao hơn rất nhiều so với các bạn…

Đây là 30 câu hỏi giúp mẹ biết được con đi học đã xảy ra những chuyện gì?!

Để biết ở trường của con đã diễn ra chuyện gì, con vui hay buồn, ngoan hay hư,… mẹ có thể sử dụng linh hoạt 30 câu…

Muốn bé sơ sinh an yên, mau lớn mẹ hãy tránh xa 10 đại kỵ dân gian này: còn hơn cả bùa cầu bình an

Trong dân gian có rất nhiều kiêng kỵ dành cho trẻ nhỏ. Mẹ nào tin có kiêng có lành thì xem qua nha! Em xi nhan trước…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *