Nguyên nhân và cách phòng tránh trẻ bị bẹp đầu ngay từ khi còn nhỏ

Bẹp đầu, méo đầu rất dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh nếu cha mẹ không biết cách đặt bé nằm ngủ đúng cách. Bẹp đầu làm cho hình dáng đầu bé bị méo mó, mất thẩm mỹ và có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng khác nữa. Hãy cùng vienman.com tham khảo nguyên nhân và cách phòng tránh trẻ bị bẹp đầu ngay từ khi còn nhỏ dưới đây để chăm sóc con tốt nhất nhé!

1. Trẻ bị bẹp đầu, tại sao?

  • Hộp sọ của bé còn mềm nên việc nằm lâu ở một tư thế sẽ ảnh hưởng đến hình dạng đầu. Một nguyên nhân khác là do đầu của bé bị nghiêng sang một bên trong tử cung hay bé bị chấn thương trước hoặc trong quá trình sinh.
  • Bé bị bẹp đầu phía sau có thể do bé nằm ngửa một thời gian dài, trọng lượng của đầu tì lên vùng xương phía sau gây ra bẹp đầu.
  • Bé nằm nghiêng nhiều về một phía có thể làm méo đầu.
  • Do bé hạn chế cử động cổ, còn gọi là chứng vẹo cổ khiến bé gặp khó khăn trong việc quay đầu. Bạn nên đưa bé đến bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị thích hợp.

Mung-ngu-dang-chup-tu-bung-cho-be

Mẹ nên để ý thay đổi tư thế khi bé ngủ hay cho bé bú để tránh bé bị hiện tượng méo đầu.

2. Cách phòng tránh bẹp đầu

  • Thay đổi tư thế nằm của bé hàng ngày, dần dần bé sẽ trở về hình dạng cân đối.
  • Không nên để bé nằm lâu trong nôi, cũi hay xe đẩy mà nên bế bé lên khi bé thức.
  • Bế bé ở tư thế đứng hay cho nằm võng cũng có thể giúp giảm áp lực đè lên từ phía sau đầu.
  • Khi bé ngủ, các bà mẹ nên xoay đầu bé sang phải, tới lần ngủ sau thì xoay đầu bé sang trái và cứ thay đổi tư thế đầu qua lại.
  • Khi cho bé bú, mẹ cũng nên thường xuyên đổi bên, không nên cho bú chỉ một bên. Việc này áp dụng cho cả bú bình và bú mẹ.
  • Khi bé chơi, có thể cho bé nằm sấp nhưng phải có sự giám sát của ba mẹ và cần cảnh giác cao độ để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Nếu trong khoảng ba tháng đầu sau khi sinh, bé bị bẹp đầu, các bà mẹ nên kiên trì xoa nhẹ nhàng đầu bé hàng ngày hoặc có thể nhờ bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn những động tác “nắn đầu” đúng cách.

Nếu bạn thấy đầu bé bẹp nghiêm trọng, bạn nên đưa bé đi khám. Một số trường hợp, bé cần được bác sĩ can thiệp sớm. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các mẹ có thêm kiến thức khi nuôi dạy con nhỏ. Chúc bé yêu nhà bạn luôn phát triển tốt. Đừng quên đồng hành cùng vienman.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Related Posts

95% mẹ Việt không biết: Thường xuyên chạm vào 2 bộ phận này, IQ con sẽ cao ngất

Theo các chuyên gia, bên cạnh những yếu tố về gen di truyền, trẻ vẫn có thể phát triển trí thông minh vượt trội nếu cha mẹ…

5 câu nói tưởng đơn giản nhưng lại HỦY HOẠI cuộc đời của trẻ, bố mẹ thông thái đừng bao giờ nói ra

 Đã khi nào bạn vô tình nói ra những câu này với con cái? Nếu có hãy rút kinh nghiệm và đừng nói thêm lần nào nữa…

Cách gọi sữa về “ướt áo” với nước gạo vô cùng hiệu quả

Sữa gạo gọi sữa mẹ về vừa thơm ngon lại dễ uống hơn rất nhiều việc uống sữa ông Thọ hay ăn móng giò (vừa ngấy lại…

3 tuổi nặng 60 kg, bé ‘khủng long’ bị cấm đến trường mẫu giáo

Cậu bé này to gấp 5 lần kích thước bình thường của các bạn cùng lứa tuổi. Bé cũng cao hơn rất nhiều so với các bạn…

Đây là 30 câu hỏi giúp mẹ biết được con đi học đã xảy ra những chuyện gì?!

Để biết ở trường của con đã diễn ra chuyện gì, con vui hay buồn, ngoan hay hư,… mẹ có thể sử dụng linh hoạt 30 câu…

Muốn bé sơ sinh an yên, mau lớn mẹ hãy tránh xa 10 đại kỵ dân gian này: còn hơn cả bùa cầu bình an

Trong dân gian có rất nhiều kiêng kỵ dành cho trẻ nhỏ. Mẹ nào tin có kiêng có lành thì xem qua nha! Em xi nhan trước…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *