Con ăn nhiều thịt, cá, tôm nhưng vẫn còi cọc, bác sĩ dinh dưỡng cho biết nguyên nhân làm em té ngửa

Bác sĩ dinh dưỡng phán con em dư đạm, cơ thể không bài tiết tốt nên thành ra còi cọc, em nghe mà té ngửa.

Chuyện là con em nay gần 2 tuổi rồi mà mới 10 cân à, nhìn còi cọc mà tội lắm các mẹ, đi đâu đứng gần con người ta nhìn nhỏ thó mà em muốn rớt nước mắt, nhưng bù lại thằng nhỏ vẫn lanh lẹ, hoạt bát. Đâu phải em bỏ bê hay không biết chăm con đâu, nhiều khi người khác bảo “mẹ ăn hết phần con rồi”, tuy biết là giỡn thôi nhưng em cũng tự ái Ngay từ khi con 6 tháng là em cho con ăn cháo mềm với thịt heo, thịt bò, cua, cá, tôm và rất nhiều rau củ quả.

Ngày nào em cũng cho con uống nước ép, rồi nào là ván sữa, sữa chua, bánh ăn dặm,.. mà con vẫn không lên cân, nhiều khi nhìn con mà cảm thấy mình bất lực. Mà em cũng rất linh động nha các mẹ, đổi món thường xuyên, thấy con không ăn được món này là chuyển món khác, buổi trưa con ăn hơi ít thì ngay lập tức sẽ bù cho buổi tối.

Tuần vừa rồi hai vợ chồng em đi chơi biển về, thấy ghẹ tươi ngon, em mua luôn 5kg về cho nhà ăn.

Em đi làm cũng không quên dặn má chồng mỗi ngày luộc một con cho thằng con, ăn được ngày thứ 2 thì chiều đi làm về nghe má chồng bảo thằng con bị tiêu chảy, kiểu phân sống ăn không tiêu á, em nghĩ chắc cũng bình thường thôi, thời tiết thay đổi như vậy thì con bệnh tiêu chảy cũng phải. Nhưng qua ngày hôm sau đang làm, má chồng gọi điện bảo thằng con vẫn không hết tiêu chảy, thế là em hộc tốc chạy về đưa con đi bác sĩ, cho con uống thuốc tiêu chảy mấy bữa thì con hết nhưng có điều thằng nhỏ sau đợt đấy còn teo tóp hơn, sụt cân nữa, em rầu ơi là rầu, mới bảo chồng là đưa con đi viện dinh dưỡng xem thế nào, chứ nuôi con vậy em mệt mỏi quá, nhìn con tội quá!

Thế là sáng hôm sau, chồng đèo hai mẹ con đi viện dinh dưỡng, sau một hồi hỏi han em cách cho con ăn uống và trình bày tình trạng thằng con hay đi ngoài tiêu chảy rồi bị phân sống, bác phán con em dư đạm, mà hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa hoàn thiện làm việc chưa tốt, dẫn đến tình trạng thức ăn không được tiêu hoá hoàn toàn, đi ngoài phân sống. Đi ngoài phân sống là khi trẻ ăn gì thường đi ngoài ra cái đó, xét nghiệm cặn dư phân còn các chất đạm, tinh bột, mỡ trong phân nhiều. Đây là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa hay còn gọi là loạn khuẩn đường ruột. Nguyên nhân chủ yếu là do lạm dụng kháng sinh hoặc cho trẻ ăn uống chưa đúng cách: trẻ ăn dặm quá sớm, quá nhiều loại thức ăn giàu đạm, đường, chất béo… ít chất xơ, vitamin.

Bác sĩ bảo đó là một trong những lý do khiến trẻ ăn nhiều đạm mà vẫn còi, mà rất nhiều trẻ em Việt Nam ngày nay mắc phải. Hiện nay, cha mẹ có điều kiện kinh tế, trong khi con so với bạn bè lại thấp bé hơn nên rất sốt ruột, đã không tiếc tiền của, công sức cho con ăn thật nhiều đạm. Kết quả sau một thời gian dù trẻ rất nhiều nhưng không tăng cân. Một số trẻ khác còn mắc bệnh lười ăn, sợ ăn. Thế là cha mẹ càng cuống cuồng thay đổi khẩu phần ăn và bắt trẻ ăn. Có nhiều trẻ còn thường xuyên bị đi ngoài, táo bón.

Nhiều người chỉ cho rằng ăn nhiều đạm sẽ béo phì. Thế nhưng, ăn nhiều đạm động vật có thể ảnh hưởng đến chức năng thận. Khi cơ thể bị nạp quá nhiều đạm, áp lực lọc cầu thận bị tăng cao, gây mất nước, toan chuyển hóa. Cơ thể phải huy động canxi từ xương để tạo thành phốt-phát can-xi, nhằm kiềm hóa và duy trì độ pH được duy trì ở mức ổn định. Vì canxi bị lấy từ xương nhiều, có thể dẫn đến xốp xương, loãng xương. Đồng thời khi canxi được lấy để cân bằng độ toan kiềm trong máu, chúng sẽ được đào thải qua thận. Quá trình này kéo dài dẫn tới việc lắng đọng, gây sỏi thận.

Trời ơi, em nghe đến đâu thấy thấm thía đến đó, vì em nhìn thấy hình bóng của em trong đó khi chăm con, có phải em quá nôn nóng không các mẹ

Và bác sĩ cho em thông tin về nhu cầu chất đạm cho trẻ ở các lứa tuổi như sau, các mẹ tham khảo nha!

– Bé dưới 6 tháng có nhu cầu chất đạm trong một ngày là 20g.

– Bé 6 -7 tháng cần 20 -25g đạm/ngày. Tương đương khoảng 2-3 thìa cafe thịt (cá, tôm…) xay (băm) nhỏ chia 2-3 bữa. Nếu ăn trứng thì chỉ cho bé ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng chim cút.

– Bé 8-9 tháng: nhu cầu chất đạm cao hơn, khoảng 50-100g thịt hoặc cá, tôm, đậu phụ trong một ngày chia 3 bữa hoặc một lòng đỏ trứng gà/bữa. Một tuần có thể cho bé ăn 3-4 quả trứng.

– Trẻ từ 1- 3 tuổi cần từ 28 – 30g; trẻ từ 4 -6 tuổi cần từ 36 – 40g; trẻ từ 7 – 9 tuổi cần từ 40 – 45g và trẻ trên 10 tuổi có nhu đạm là 50 – 60 gam.

– Nên cho bé ăn cả đạm động vật và thực vật. Đạm động vật (gồm thịt, cá… và mỡ lợn, mỡ gà…), còn đạm thực vật gồm dầu ăn hay các loại đỗ….

– Đạm động vật thường có đủ 8 axit amin cần thiết. Còn đạm thực vật có thể thiếu một hoặc nhiều axit amin cần thiết.

Các nhà khoa học cũng cho rằng, tỷ lệ cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật (từ rau, củ, quả, hạt) trẻ em cần thu nạp hằng ngày là 70/30. Có nghĩa trẻ em nên ăn 70% đạm từ động vật và 30% từ thực vật.

Related Posts

95% mẹ Việt không biết: Thường xuyên chạm vào 2 bộ phận này, IQ con sẽ cao ngất

Theo các chuyên gia, bên cạnh những yếu tố về gen di truyền, trẻ vẫn có thể phát triển trí thông minh vượt trội nếu cha mẹ…

5 câu nói tưởng đơn giản nhưng lại HỦY HOẠI cuộc đời của trẻ, bố mẹ thông thái đừng bao giờ nói ra

 Đã khi nào bạn vô tình nói ra những câu này với con cái? Nếu có hãy rút kinh nghiệm và đừng nói thêm lần nào nữa…

Cách gọi sữa về “ướt áo” với nước gạo vô cùng hiệu quả

Sữa gạo gọi sữa mẹ về vừa thơm ngon lại dễ uống hơn rất nhiều việc uống sữa ông Thọ hay ăn móng giò (vừa ngấy lại…

3 tuổi nặng 60 kg, bé ‘khủng long’ bị cấm đến trường mẫu giáo

Cậu bé này to gấp 5 lần kích thước bình thường của các bạn cùng lứa tuổi. Bé cũng cao hơn rất nhiều so với các bạn…

Đây là 30 câu hỏi giúp mẹ biết được con đi học đã xảy ra những chuyện gì?!

Để biết ở trường của con đã diễn ra chuyện gì, con vui hay buồn, ngoan hay hư,… mẹ có thể sử dụng linh hoạt 30 câu…

Muốn bé sơ sinh an yên, mau lớn mẹ hãy tránh xa 10 đại kỵ dân gian này: còn hơn cả bùa cầu bình an

Trong dân gian có rất nhiều kiêng kỵ dành cho trẻ nhỏ. Mẹ nào tin có kiêng có lành thì xem qua nha! Em xi nhan trước…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *