Chiếc quần lót mặc ngược và câu chuyện về bà mẹ xuề xòa khi cho con đi nhà trẻ

Làm mẹ xuề xòa có khi lại dễ sống. Không đòi hỏi cao quá, không yêu cầu mọi thứ phải theo ý mình. Miễn là con vui vẻ đến trường và vui vẻ về nhà.

Với các ông bố bà mẹ, thời điểm đón con đi học về mỗi ngày luôn có rất nhiều mối bận tâm: Hôm nay con học gì? Con ăn uống có tốt không? Con được chơi những trò gì với bạn bè… Không phải chuyện gì cũng như mong muốn của các bậc phụ huynh, song cách nhìn nhận của mỗi người lại hoàn toàn khác nhau. Người khó tính thường sẽ rất khắt khe với mọi chuyện, trái lại bà mẹ xuề xòa lại thường nhìn mọi thứ theo hướng tích cực. Dưới đây là câu chuyện về chiếc quần lót của con nhiều lần bị mặc ngược và quan điểm của một bà mẹ xuề xòa xung quanh chuyện đi học của con:

Con gái 3,5 tuổi đi học về, mẹ tắm cho con, thấy chiếc quần lót hồng bị mặc ngược. Mặt trước có hình công chúa Elsa thì cô giáo mang ngược ra sau, hèn gì trên đường về nhà, thỉnh thoảng con lại phải đưa tay vào trong váy để chỉnh lại.

Tự dưng mẹ thấy giận cô giáo quá. Mẹ hỏi: “Hôm nay cô nào mang quần cho con thế?”. Con bảo: “Con tự mang luôn đó mẹ”. “Thế mang xong cô có kiểm tra lại xem con mang đúng chưa không con?”. “Cô không!”.

Định bụng mai sẽ lên nói với cô nhớ để ý giúp. Để con tự mặc là đúng nhưng ít nhất cô phải nhìn xem bé đã mặc đúng chưa hay hướng dẫn cho bé. Còn nếu nhìn cái quần có hình in ở mặt trước rõ như thế mà cô còn không phân biệt nổi mặt trước hay mặt sau thì bó tay. Đấy, nội dung phụ huynh định phản ứng với trường là thế!

Giận cô vậy đó nhưng sau một giấc ngủ ngon, đến sáng sớm bà mẹ xuề xòa lập tức quên béng nội dung nỗi bức xúc chuẩn bị trao đổi với cô giáo. Đến chiều đón con về, lại tắm cho con, lại thấy quần lót bị mang ngược. Ôi!!!

“Hôm nay con lại tự mang quần lót à?”. “Dạ, con tự mang mà mẹ”. “Nhưng con mang thế này là ngược rồi. Cái hình này không nằm phía sau đâu, nó nằm phía trước cơ mà. Ngày mai con nhớ bảo cô kiểm tra giúp xem con mặc có đúng chưa nhé!”.

con-gai-bb-baaacPcUPJ
Ảnh minh họa

Hôm sau con đi học về thì khoe mẹ: “Mẹ ơi xem con mặc quần lót thế này có đúng chưa?”. Thì ra sau khi được mẹ chỉ, bạn ấy tự mặc quần đúng cách rồi. Thế là mẹ lại vui (tính mẹ dễ vui thế không biết), quên luôn chuyện phải “nhắc nhở dằn mặt” cô giáo, và thấy điều ấy không cần thiết tý tẹo teo nào nữa.

Thực ra cho con đi học mẫu giáo, sướng nhất là mấy bà mẹ xuề xòa dễ tính. Con ăn ít cũng được, ăn nhiều cũng được (miễn có ăn). Ói à, chắc do con bụng xấu, không sao đâu tối mẹ về cho ăn bù (chứ không mảy may suy diễn là do cô ép ăn con mới ói). Đánh nhau với bạn, nói chuyện trong lớp à, thôi trẻ con đứa nào chẳng thế, giống mẹ hồi nhỏ thôi. Cô giáo mách tội con trong lớp thì “vâng vâng” rồi cười toét “Cô cứ phạt cháu đi ạ”.

Đón con giờ tan trường, nhìn là phát hiện ra mẹ nào xuề xòa mẹ nào không xuề xòa ngay.

Bà mẹ kỹ tính bao giờ cũng tranh thủ nói chuyện với cô giáo và bảo mẫu: Hôm nay cháu ăn uống thế nào? Hôm nay có gì vui? Hôm nay cháu có tè dầm không? Hỏi xong sẽ sang phần kể chuyện, khoe con cùng đủ thứ trên đời khác.

Bà mẹ xuề xòa tới đón con, cười đãi bôi với các phụ huynh, chào các cô, rồi về thẳng, không thắc mắc hay có nhu cầu tâm sự gì khác.

Lớp của con tôi có một phụ huynh khá đặc biệt. Con tôi và con chị chỉ học với nhau 1 năm mà tôi đã chứng kiến chị khóc không dưới 3 lần. Một lần, chị đứng ở phòng ban giám hiệu khóc tu tu, đòi gặp cả hiệu trưởng và chủ trường để phản ảnh thái độ của cô giáo đối với con chị, rồi đòi chuyển lớp. Câu chuyện khi vỡ ra thì chẳng có gì (theo quan điểm mẹ xuề xòa), đó là bạn nhỏ phá quấy trong giờ ăn, nên cô bắt khoanh tay đứng góc 5 phút, bao giờ muốn ăn thì xin cô ngồi vào bàn. Khi mẹ đến thì thấy con đứng vòng tay nhìn các bạn ăn, vừa thương con vừa bức xúc nên khóc ầm lên.

Một lần khác, cũng chị phụ huynh này đột ngột vào thăm con vào đúng giờ ăn trưa. Sau đấy, chị bắt ban giám hiệu phải làm cho ra nhẽ: Tại sao thực đơn ghi tráng miệng là lê, mà thực tế lại là dưa hấu, rẻ hơn và kém an toàn hơn, theo lời chị. Dù cô bếp trưởng đã giải thích là trái cây tráng miệng cho các bé sẽ tùy ngày đi chợ, nhưng bà mẹ vẫn không đồng tình và xin họp phụ huynh đột xuất để bàn một số vấn đề tiêu cực ở trường như trẻ học vẽ về nhưng không biết vẽ, thay đổi giáo viên năng khiếu nhưng không báo cáo cho phụ huynh, món ăn sai với thực đơn, bé bị bạn cào xước tay mà sao cô giáo không biết…

bo-me-bb-baaadluQSr
Bà mẹ xuề xòa tới đón con, cười đãi bôi với các phụ huynh, chào các cô, rồi về thẳng, không thắc mắc hay có nhu cầu tâm sự gì khác.

Nghe các phụ huynh kể tội trường và cô giáo, thật lòng bà mẹ xuề xòa là tôi cũng không biết phải tham gia thế nào. Có lẽ do xuề xòa, tôi lúc nào cũng nghĩ theo hướng có một môi trường mát mẻ, sạch sẽ như thế để gửi con là tốt rồi. Cô giáo cười khi đón con vào lớp, hôm nào con ói cô báo với cha mẹ là tốt rồi. Thực đơn sai một chút nhưng con vẫn ăn hết phần là tốt rồi. Thay đổi giáo viên năng khiếu các cô báo cho cha mẹ thì tốt, không thì cũng không sao, vì về nhà con tôi vẫn kể là hôm nay có cô giáo mới tóc dài lắm, xinh lắm dạy múa cho con đó mẹ. Trẻ con không biết vẽ à, hay là bé không thích vẽ nhỉ? Bạn cào xước tay mà cô không biết. Ừ, cái vết xước nó nhỏ xíu mà bé nào dành đồ chơi hoặc xô đẩy nhau cũng có thể gây ra vết xước ấy, bảo cô giáo phải phát hiện ra ngay cũng khó.

Mấy ngày trước, có một phụ huynh chia sẻ quyết định cho con chuyển trường vì không cảm nhận được trường con đang học là môi trường giáo dục tốt: bé nghỉ học vì ốm hơn chục ngày mà cô giáo không một lời hỏi thăm. Ở góc độ bà mẹ xuề xòa, tôi nghĩ đến cảnh có khi cô biết bé ốm đấy nhưng cũng chỉ trông ngóng bé đi học lại chứ không nghĩ đến chuyện gọi điện hay nhắn tin hỏi thăm. Tôi cũng chợt nghĩ đến cảnh cô giáo vừa bù đầu tóc rối ở trường xong, 6g chiều vượt chặng đường dài kẹt xe, về nhà mồ hôi mồ kê nhễ nhại lại lao vào nấu nướng, giặt giũ, lo cho con của cô ở nhà. Cũng như mình thôi, đôi khi bị cuốn vào việc này việc kia của phụ nữ và gia đình. Giá mà rảnh hơn được một chút, giá mà tinh ý, tâm lý hơn 1 chút để người khác không phàn nàn về mình…

Nên nghĩ đi nghĩ lại, làm mẹ xuề xòa có khi lại dễ sống. Không đòi hỏi cao quá, không yêu cầu mọi thứ phải theo ý mình. Miễn là con vui vẻ đến trường và vui vẻ về nhà.

Nói thế, nhưng vẫn rất đồng cảm với những bà mẹ “khó tính” nói trên. Nhu cầu về 1 nền giáo dục lý tưởng, một môi trường đầy yêu thương cho con trẻ là nhu cầu chính đáng và rất hợp lý của 1 người mẹ, mong những thứ tốt đẹp nhất đến với con mình. Chỉ có điều, với bà mẹ xuề xòa sống ở xứ sở dân quá đông trường xây không kịp này, thôi thì phụ cô giáo và nhà trường 1 tay, dạy con tự mang quần lót đúng cách và dạy con rằng môi trường xung quanh không phải lúc nào cũng lý tưởng, điều quan trọng là con ứng xử thế nào cho đúng.

*Quan điểm của 1 bà mẹ xuề xòa, sẵn sàng hứng gạch đá và phản hồi của các mẹ không xuề xòa.

Theo Trí thức trẻ

Related Posts

95% mẹ Việt không biết: Thường xuyên chạm vào 2 bộ phận này, IQ con sẽ cao ngất

Theo các chuyên gia, bên cạnh những yếu tố về gen di truyền, trẻ vẫn có thể phát triển trí thông minh vượt trội nếu cha mẹ…

5 câu nói tưởng đơn giản nhưng lại HỦY HOẠI cuộc đời của trẻ, bố mẹ thông thái đừng bao giờ nói ra

 Đã khi nào bạn vô tình nói ra những câu này với con cái? Nếu có hãy rút kinh nghiệm và đừng nói thêm lần nào nữa…

Cách gọi sữa về “ướt áo” với nước gạo vô cùng hiệu quả

Sữa gạo gọi sữa mẹ về vừa thơm ngon lại dễ uống hơn rất nhiều việc uống sữa ông Thọ hay ăn móng giò (vừa ngấy lại…

3 tuổi nặng 60 kg, bé ‘khủng long’ bị cấm đến trường mẫu giáo

Cậu bé này to gấp 5 lần kích thước bình thường của các bạn cùng lứa tuổi. Bé cũng cao hơn rất nhiều so với các bạn…

Đây là 30 câu hỏi giúp mẹ biết được con đi học đã xảy ra những chuyện gì?!

Để biết ở trường của con đã diễn ra chuyện gì, con vui hay buồn, ngoan hay hư,… mẹ có thể sử dụng linh hoạt 30 câu…

Muốn bé sơ sinh an yên, mau lớn mẹ hãy tránh xa 10 đại kỵ dân gian này: còn hơn cả bùa cầu bình an

Trong dân gian có rất nhiều kiêng kỵ dành cho trẻ nhỏ. Mẹ nào tin có kiêng có lành thì xem qua nha! Em xi nhan trước…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *