Các chuyên gia đều khuyên mẹ rằng cho con bú là tốt nhất cho sức khỏe của bé nhưng đừng mắc 5 sai lầm sau gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của trẻ.
1. Cho bú ngay sau khi vừa tập thể dục
Sau khi tập thể dục hoặc vận động mạnh, cơ thể mẹ sẽ sản sinh a-xít lactic, có thể làm sữa dễ bị chua, ảnh hưởng đến khẩu vị của trẻ.
Tốt nhất, nếu vừa vận động xong, mẹ nên vắt ra một ít sữa, sau đó nghỉ ngơi khoảng 30 phút để lượng a-xít lactic giảm rồi mới cho bé bú.
2. Không cho con bú sữa non
Sau khi sinh, trong những ngày đầu tiên cơ thể mẹ sẽ tiết ra sữa non cho trẻ. Những dòng sữa non đầu tiên được coi là quý giá nhất đối với trẻ sơ sinh. Bởi nó có chứa nguồn protein, kháng thể và bạch cầu vô cùng lớn, giúp khởi tạo khả năng đề kháng của cơ thể trẻ, bảo vệ con khỏi các loại bệnh tật và vi khuẩn. Nếu không được hưởng nguồn sữa quan trọng này, bé sẽ vô cùng thiệt thòi. Các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh rằng, trẻ được bú sữa non vài giờ sau khi sinh sẽ giúp làm giảm đáng kể tỉ lệ tử vong. Tuy nhiên, có nhiều mẹ vì thiếu kinh nghiệm, nên khi nhìn thấy sữa non có màu vàng sậm, lại cho rằng chất lượng sữa có vấn đề nên không cho con bú. Đó là một sai lầm tai hại của mẹ, khiến hệ miễn dịch của con kém đi rất nhiều. Theo các chuyên gia, ngay sau khi sinh vài giờ, mẹ nhất định phải cho con bú sữa non, để bảo vệ sức khỏe của bé.
3. Cho con ăn trước khi cho bú
Nhiều bà mẹ không có nhiều sữa cho con bú nên chọn giải pháp cho con uống sữa công thức trước, rồi bú mẹ sau. Đây cũng là một sai lầm mà mẹ không nên mắc. Bởi thông thường sữa công thức thường ngọt và đậm vị hơn sữa mẹ, phần núm vú của bình sữa cũng dễ uống hơn, nên nếu trẻ uống sữa công thức trước thì khi bú mẹ sẽ thấy nhạt mà không muốn bú. Điều này không chỉ làm lãng phí nguồn sữa mẹ quý giá mà còn gây tình trạng ứ đọng sữa mẹ, sữa dễ bị chua, mất chất và có thể gây viêm tuyến vú. Tốt nhất, nếu ít sữa thì mẹ nên ưu tiên cho con bú mẹ trước rồi mới cho uống thêm sữa công thức sau.
4. Dễ dàng từ bỏ việc cho bé bú
Mọi chuyên gia đều khuyên rằng sữa mẹ là tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Không có bất kỳ một loại sữa nào khác có thể sánh bằng sữa mẹ. Các nghiên cứu cũng chứng minh, trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có sức đề kháng và sự phát triển tốt hơn hẳn so với trẻ không được bú mẹ. Không những vậy, việc cho con bú còn giúp kết nối tình cảm giữa mẹ và con. Vì thế, nếu mẹ dễ dàng nản trí và bỏ cuộc với việc cho con bú là một sai lầm. Bởi việc ngừng bú sữa mẹ sẽ khiến con thiệt thòi khi không được hưởng nguồn dưỡng chất quý giá này. Cho dù có gặp những khó khăn ban đầu như ít sữa, mất sữa hay tắc tia sữa thì mẹ hãy cố gắng khắc phục, đừng vì thế mà ngay lập tức từ bỏ việc thiêng liêng này.
5. Cho con bú quá lâu hoặc chỉ bú một bên
Rất nhiều bà mẹ có thói quen chỉ cho con bú một bên bầu vú mà thôi. Tuy nhiên, điều này không nên một chút nào. Theo các chuyên gia, mẹ nên cho trẻ bú đều 2 bên bầu vú, mỗi bên trong khoảng 10 phút. Như vậy cả cữ bú của trẻ kéo dài khoảng 20 phút. Trong 10 phút bú, 2 phút đầu tiên con sẽ uống được khoảng 50% lượng sữa có trong bầu vú, trong 2 phút tiếp đó, con sẽ uống được gần hết lượng sữa. Còn lại 6 phút cuối bé bú được rất ít, tuy nhiên khoảng thời gian này lại cần thiết. Bởi động tác bú mút của bé sẽ kích thích bầu vú tiếp tục sản sinh sữa. Sau 10 phút mẹ nên đổi sang bầu vú còn lại.
6. Cho bé bú khi đang tức giận
Mẹ có biết rằng, khi cáu giận cơ thể sẽ sản sinh một lượng rất lớn noradrenalin và adrenaline. Đây là hai chất gây ra tình trạng tim đập nhanh, mạch máu thu nhỏ, huyết áp tăng cao… biểu hiện của sự tức giận. Chúng sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ. Bên cạnh đó, khi bạn nổi giận cơ thể cũng tiết ra một loại độc tố. Con thường xuyên phải hấp thu loại độc tố này sẽ làm giảm sức đề kháng, hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn khiến bé chậm phát triển. Vì thế, nếu đang giận dữ thì bạn hãy cố gắng bình tĩnh trở lại trước khi cho con bú nhé.
7. Để con tự túc
Với tất cả trẻ sơ sinh, bú mẹ gần như là một phản xạ cơ bản nhất. Bé có thể mút bất cứ thứ gì chạm vào vòm miệng cũng như có phản xạ tìm và quay đầu khi được vuốt ve miệng hoặc má. Tuy nhiên, dù được trang bị “tận răng” như vậy, bé cưng vẫn cần sự trợ giúp của mẹ để đảm bảo việc bú cho bé diễn ra thuận lợi hơn. Để bắt đầu, mẹ có thể dùng tay vuốt nhẹ vào má hoặc đảo đầu ti quanh miệng bé để thu hút sự chú ý của con.
8. Cho con bú rất đau
Núm vú của mẹ có thể trở nên nhạy cảm hơn trong giai đoạn cho con bú, bởi sự gia tăng nồng độ hoóc-môn. Tuy nhiên, việc cảm thấy đau khi cho bé bú là một dấu hiệu bất thường và mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc những người có kinh nghiệm. Thông thường, chỉ trong trường hợp cho bú sai tư thế hoặc ngực có vấn đề, mẹ mới cảm thấy đau.
Những điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ bú
Cho bé bú ngay sau sinh. Nhiều bà mẹ nghĩ rằng mới sinh thì chưa có sữa. Thực sự sữa non đã có từ những tháng cuối thai kỳ. Trẻ cần bú sữa non đó, không nên vắt bỏ sữa non. Sữa non màu hơi vàng đục, có rất nhiều kháng thể nhờ vậy giúp trẻ chống lại bệnh tật.
Cho bé bú theo nhu cầu, thời gian cho con bú tùy theo bé, cho bé bú đến khi nào no, tự rời vú mẹ. Sau khi bú xong một bên, nếu bé chưa đủ no thì chuyển sang vú bên kia.
Khi bé bị bệnh, ngay cả khi bé bị tiêu chảy, vẫn nên tiếp tục cho bé bú mẹ.
Trong trường hợp trẻ đẻ non, yếu không mút được vú mẹ, hoặc trường hợp mẹ ốm nặng, mắc một số bệnh không cho con bú được cần phải vắt sữa vào cốc và cho trẻ ăn bằng thìa.
Nên cho trẻ bú kéo dài 24 tháng hoặc có thể lâu hơn, không nên cai sữa cho trẻ trước 12 tháng.