10 nguyên tắc mẹ cần nhớ khi trẻ bị sốt

Trẻ bị sốt thường mệt mỏi, cơ thể khó chịu dẫn đến cáu kỉnh, quấy khóc. Tuy nhiên sốt không phải là bệnh mà là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại những viêm nhiễm.

10 nguyên tắc mẹ cần nhớ khi trẻ bị sốt

Đa phần sốt không kèm các triệu chứng khác không gây nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên mẹ vẫn cần chú ý chăm sóc bé để bé hạ sốt và cảm thấy dễ chịu, ăn ngon, ngủ tốt hơn.

1. Đừng vội cho bé dùng thuốc kháng sinh

Bé không cần dùng kháng sinh, kể cả khi bé bị sốt cao 38-39 độ C. Thông thường bé chỉ cần uống thuốc hạ sốt có paracetamol. Chỉ định và liều lượng cần phải tham khảo bác sỹ chuyên môn. Thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ bé bị sốt siêu vi, sốt do vi khuẩn gây nên.

2. Giữ gìn vệ sinh thân thể

Giữ gìn vệ sinh thân thể, rửa tay sạch cho bé trước và sau khi ăn sẽ giúp bé hạ sốt và hồi phục nhanh hơn.

3. Cho bé ăn những thực phẩm tươi

Khi bé sốt, tăng cường cho bé ăn nhiều trái cây tươi, nước ép hoa quả, thực phẩm mềm, loãng để bé dễ tiêu và tăng sức đề kháng của bé. Đối với trẻ nhỏ chưa uống được nước ép trái cây, nên cho bé uống nhiều sữa để tránh bị mất nước.

4. Nếu con bị nôn mửa và tiêu chảy

Trường hợp bé bị sốt kèm theo triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, đừng cố ép bé ăn. Thay vào đó, cho bé uống thật nhiều nước. Ngoài ra uống nước bù điện giải, nước muối loãng cũng giúp bé không bị mất nước do tiêu chảy.

5. Bổ sung men vi sinh vào chế độ ăn của bé

Để hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện khả năng miễn dịch, khi bé sốt mẹ có thể cho bé ăn sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn.

6. Hạ sốt cho trẻ

Cách hạ sốt tự nhiên, an toàn và hiệu quả nhất mẹ có thể áp dụng là dùng khăn mềm ấm đắp trên trán trẻ, hoặc lau khăn ở những vùng như cổ, nách, bẹn.

7. Chú ý số lần tiểu tiện của bé

Nếu bé không tiểu tiện trong vòng 5-6 giờ, mẹ cần cho bé uống nhiều nước hoặc nước bù điện giải vì bé đang bị mất nước.

8. Lưu ý sau khi bé bị nôn

10 nguyên tắc mẹ cần nhớ khi trẻ bị sốt - 2

Sau khi bé bị nôn, tuyệt đối không cho bé uống nước hoặc bất kỳ thực phẩm nào khác. Chờ ít nhất 30 phút mới cho bé ăn.

9. Theo dõi các triệu chứng khác

Nếu bé chỉ sốt và vẫn ăn ngủ bình thường thì mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên nếu bé sốt quá 3 ngày, kết hợp tiêu chảy và nôn 5-6 lần/ ngày, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện. Bé sẽ được xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán bệnh.

10. Bình tĩnh

Trong mọi trường hợp, người mẹ luôn cần bình tĩnh để chủ động, phán đoán và xử lý tình huống nhé.

Related Posts

95% mẹ Việt không biết: Thường xuyên chạm vào 2 bộ phận này, IQ con sẽ cao ngất

Theo các chuyên gia, bên cạnh những yếu tố về gen di truyền, trẻ vẫn có thể phát triển trí thông minh vượt trội nếu cha mẹ…

5 câu nói tưởng đơn giản nhưng lại HỦY HOẠI cuộc đời của trẻ, bố mẹ thông thái đừng bao giờ nói ra

 Đã khi nào bạn vô tình nói ra những câu này với con cái? Nếu có hãy rút kinh nghiệm và đừng nói thêm lần nào nữa…

Cách gọi sữa về “ướt áo” với nước gạo vô cùng hiệu quả

Sữa gạo gọi sữa mẹ về vừa thơm ngon lại dễ uống hơn rất nhiều việc uống sữa ông Thọ hay ăn móng giò (vừa ngấy lại…

3 tuổi nặng 60 kg, bé ‘khủng long’ bị cấm đến trường mẫu giáo

Cậu bé này to gấp 5 lần kích thước bình thường của các bạn cùng lứa tuổi. Bé cũng cao hơn rất nhiều so với các bạn…

Đây là 30 câu hỏi giúp mẹ biết được con đi học đã xảy ra những chuyện gì?!

Để biết ở trường của con đã diễn ra chuyện gì, con vui hay buồn, ngoan hay hư,… mẹ có thể sử dụng linh hoạt 30 câu…

Muốn bé sơ sinh an yên, mau lớn mẹ hãy tránh xa 10 đại kỵ dân gian này: còn hơn cả bùa cầu bình an

Trong dân gian có rất nhiều kiêng kỵ dành cho trẻ nhỏ. Mẹ nào tin có kiêng có lành thì xem qua nha! Em xi nhan trước…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *