Bạn mệt thừ người ra để dỗ bé ngủ nhưng bé vẫn nghịch ngợm, phải làm gì bậy giờ? Dưới đây là một số cách có thể giúp bé nhà bạn tự giác đi ngủ đấy.
Bạn mệt thừ người ra để dỗ bé ngủ nhưng bé vẫn nghịch ngợm, phải làm gì bậy giờ? Dưới đây là một số cách có thể giúp bé nhà bạn tự giác đi ngủ đấy.
1. Thói quen đi ngủ trước sau như một là điều rất quan trọng với bé. Điều này có nghĩa là một chuỗi các thói quen xảy ra trước khi đi ngủ như mặc bộ đồ ngủ, đánh răng, đi vệ sinh, đọc truyện… nên trở thành cố định. Hãy nghĩ đến thời gian đi ngủ như một chuyến tàu, đã lên tàu là sẽ không quay lại nữa, vậy nên hãy bước lên tàu đúng giờ và chìm vào giấc ngủ sau đó.
2. Bạn nên giữ vững các quy tắc bạn tạo ra, bé của bạn có thể rên rỉ ỉ ôi hoặc cố gắng thương lượng khi bị bắt đi ngủ. Bé sẽ nghĩ ra những cách để cho mẹ biết lý do tại sao bé chưa thể đi ngủ ngay. Không được mềm lòng nhé. Bạn là bố mẹ của bé cơ mà.
3. Đón trước các rào cản của con. Bé sẽ có 101 lý do tại sao bé không thể đi ngủ. Hãy đi trước các bé một bước nhé. Khát nước? Đảm bảo có một ly nước bên cạnh chúng. Sợ hãi? Đảm bảo các cánh cửa tủ được đóng lại bật đèn ngủ. Cảm thấy cô đơn? Đảm bảo có chú gấu Teddy bên cạnh nhé.
4. Hãy để con cảm thấy đi ngủ rất quan trọng bằng cách cho phép bé có lựa chọn riêng. Những quyết định này bao gồm: tự chọn đồ ngủ, chọn chăn hoặc gối, việc lựa chọn thú ôm của mình, v.v…
5. Hãy sáng tạo và gợi trí tưởng tượng cho bé thông qua các ý tưởng: “Đi qua các hang động”- bé lăn qua lăn lại trên giường và chui trong chăn, “qua những đám mây” – có thể trùm chăn và hạ cánh trên gối, “nhảy lên mặt trăng” – có thể nhảy nhót một chút với sự hỗ trợ của mẹ. Điều này làm cho việc đi ngủ của bé trở nên vui vẻ hơn.
6.Hãy để bé nằm ngang khi mẹ đọc truyện hoặc hát ru. Đừng để bé nằm lên đùi mẹ hoặc vắt qua người mẹ, cũng không cần phải cho bé nằm gối. Nằm ngang giúp bé dễ buồn ngủ hơn.
7.Bạn có thể dạy bé các kỹ thuật thở sâu – một hơi thở dài sâu bằng mũi và sau đó ra khỏi miệng. Điều này giúp bé cảm nhận được sự thoải mái và tĩnh tâm, bé sẽ tập trung đi vào giấc ngủ hơn.
8.Hãy kể bé nghe một câu chuyện trước khi đi ngủ, một câu chuyện ngắn và đơn giản, dễ nhớ. Mẹ có thể để bé tham gia vào câu chuyện, hoặc để con trực tiếp kể những câu chuyện nhẹ nhàng. Ví dụ như mẹ hãy để bé “điền vào chỗ trống” (những chữ màu xanh) trong câu chuyện này:
“Trong một khu rừng nọ có trâu rừng, cừu con, heo con, mèo con và gà trống cùng chung sống với nhau. Mùa đông tới, chúng quyết định cùng nhau xây một ngôi nhà để tránh rét…”
9. Một bữa ăn nhẹ có thể giúp làm bé ngủ dễ hơn. Chúng ta đều biết rằng sữa ấm sẽ giúp bé dễ buồn ngủ, hoặc mẹ có thể cho con ăn một món ăn nhỏ vài giờ trước khi đi ngủ. Bữa ăn nhẹ này có thể giúp bé bớt đói lúc giữa khuya hơn.
10. Lên lịch thời gian ngủ trưa thông minh cho bé. Những giấc ngủ ngắn vào buổi chiều là khá bình thường đối với trẻ em nhưng hãy chắc chắn rằng thời gian ngủ trưa cách xa giấc ngủ chính để bé còn thấy buồn ngủ và ngủ tối một cách dễ dàng. Hãy nhớ rằng đừng nên cho bé ngủ trưa quá 2 tiếng đồng hồ nhé.