Liệu cắt lông mi, tắm nhiều lần, cho trẻ ngủ giữa bố mẹ… có phải là điều nên làm khi chăm sóc bé mới sinh?
Sau khi trẻ rời bụng mẹ đến thế giới bên ngoài đầy ồn ào vào náo nhiệt sẽ phải tập thích nghi với môi trường xung quanh. Lúc này, sức đề kháng của trẻ rất thấp. Do đó, phụ huynh cần nhanh chóng xây dựng một môi trường thích hợp cho sự phát triển của trẻ, giúp trẻ phát triển lành mạnh. Quan trọng nhất là đảm vào tinh thần của trẻ lôn thoải mái.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chăm sóc trẻ mới sinh. Có không ít điều người ta tưởng chừng sẽ tốt cho trẻ, nhưng thực chất lại không. Dưới đây là 10 điều “cấm kỵ” khi chăm sóc bé mà nhiều người dễ dàng mắc phải.
1. Cho trẻ mặc luôn quần áo mới mua
Sau khi mua quần áo mới cho bé, không nên trực tiếp sử dụng ngay mà phải giặt bằng bột giặt trung tính và phơi khô. Nếu chọn mua quần áo bông, nên mua kích cỡ rộng hơn cơ thể bé để dù có bị co lại sau khi giặt trẻ vẫn mặc vừa.
Chú ý, khi mua quần áo cho bé phải xem nhãn mác. Thường quần áo cho trẻ dưới 3 tuổi phải là hàng đạt chuẩn loại A. Sau 3 tuổi có thể chọn loại B.
2. Dùng bột giặt thường giặt quần áo cho bé
C18H29NaO3S là thành phần chủ yếu trong bột giặt thông thường và rất độc nếu không giặt sạch sẽ. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Cho nên, khi giặt quần áo cho bé, nên chọn loại bột giặt phù hợp
3. Cho trẻ ngủ giữa bố mẹ
Nếu đặt trẻ nằm ngủ giữa bố mẹ, sẽ khiến trẻ thiếu Oxy và thừa CO2, ngủ không ngon giấc, dễ gặp ác mộng và quấy giữa đêm, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Bên cạnh đó, từng có trường hợp, bố mẹ ngủ say, kẹp con ở giữa khiến bé chết ngạt. Do đó, phụ huynh cần chú ý, tốt nhất nên kê một chiếc giường nhỏ và cho trẻ ngủ bên ngoài
4. Véo má, nhéo mặt trẻ
Trẻ nhỏ sở hữu da mặt mịn màng cùng đôi má phúng phính khiến ai cũng muốn véo. Tuy nhiên, tuyến nước bọt cũng như cơ quan tiết nước bọt của trẻ mới sinh chưa được tách rời, nên nếu nhéo má sẽ khiến trẻ chảy nước miếng, và gây ra bệnh viêm khoang miệng. Bên cạnh đó, véo má sẽ khiến phần thịt trên mặt trẻ dễ dàng chảy xệ.
Ngoài ra, nếu trẻ chảy nước miếng dù không ai véo má, thì nguyên nhân nhân có thể do trẻ chưa học được cách nuốt nước bọt hoặc sắp mọc răng, phụ huynh không cần quá lo lắng.
5. Đánh mạnh vào phần sau não, sau lưng trẻ
Phần sau não và xương sống của trẻ có chứa trung khu thần kinh và dây thần kinh tủy sống. nếu dùng lực đánh vào sau não và sau lưng trẻ sẽ gây ra các chấn động mạnh, tổn hại đến trung khu thần kinh.
Do đó, dù muốn vuốt lưng cho con khi uống sữa, mẹ cũng cần nhẹ nhàng.
6. Dùng polyme, nilon mỏng làm bỉm cho trẻ
Nilon không thông khí, nếu dùng nó đóng bỉm cho trẻ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của da, các chất thải, mồ hôi không thoát ra ngoài được, ngăn chặn sự tuần hoàn oxy.
Bên cạnh đó, nếu dùng lâu, nilon dễ gây ra kích ứng trên da trẻ, sản sinh vi khuẩn, khiến trẻ mắc các bệnh về da, ung thư máu, thậm chí là mất mạng.
7. Cắt lông mi cho bé
Nhiều mẹ cho rằng, cắt lông mi thường xuyên sẽ làm lông mi của trẻ mọc dài và nhanh hơn, giúp trẻ có một đôi mắt đẹp nên không ngần ngại cắt ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ. Tuy nhiên, việc cắt lông mi không giúp bé có đôi mắt đẹp với hàng lông mi mọc nhanh và dài hơn.
Lông mi có tác dụng bảo vệ mắt cho bé, ngăn chặn bụi bẩn và các dị vào rơi vào trong mắt. Một khi lông mi của bé không còn nữa, đôi mắt sẽ không được bảo vệ và dễ ràng sưng đỏ cũng như mắc các bệnh về mắt.
8. Để lại phần vảy bẩn trên đầu trẻ
Những phần vảy bẩn màu đen trên đầu trẻ tạo thành từ những dị vật da đầu tiết ra, trộn lẫn với bụi, cát bên ngoài. Nhiều phụ huynh nghĩ rằng, giữ lại những vảy bẩn này sẽ giúp bảo vệ phần thóp trên đỉnh đầu của trẻ. Tuy nhiên, thực tế chứng minh, nó không những không có tác dụng bảo vệ, mà còn ảnh hưởng tới da dầu.
Do đó, khi trên đầu trẻ mọc vảy bẩn, tốt nhất nên gội đầu thật sạch và không giữ lại bất cứ dị vật nào.
9. Tắm cho trẻ quá nhiều
Lớp biểu bì trên da trẻ mới sinh vừa mềm vừa mỏng, chứa nhiều mạch máu và có khả năng hấp thu mạnh. nếu tắm cho trẻ quá nhiều, hoặc sử dụng xà phòng thuốc, xà phòng có tính mặt trong lúc tắm cho trẻ, sẽ khiến lớp dầu bên ngoài da trôi hết và giảm sức để kháng của da.
Tuy nhiên, cũng không thể để trẻ ở bẩn, không tắm. Nhiều mẹ sinh con vào mùa đông, “do trời lạnh nên từ lúc sinh ra đến tháng thứ 6, bé vẫn chưa tắm lần nào”, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, khiến trẻ không thích tắm và lưu lại lớp da chết, lớp dầu mỗi khi trao đổi chất cũng như các vi khuẩn sinh ra hàng ngày, dẫn tới các bệnh về da.
Do đó, tuy không nên tắm cho trẻ quá nhiều, nhưng mùa đông phải đảm bảo 1 tuần tắm 1 lần; mùa hạ mỗi ngày tắm 1 lần. Thời gian tắm không được quá 5 phút để tránh cảm mạo.
10. Đặt hoa, chậu hoa trong phòng trẻ
Ngoài phấn hoa khiến trẻ dễ nổi mẩn, dị ứng thì một số loài hoa còn có độc như xương rồng, trúc đào, đinh hương, nhài… ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Do đó, không nên đặt hoa trong phòng trẻ.
Tuy nhiên, nếu trong phòng trẻ đặt một cậu cây trầu bà sẽ giúp điều hòa không khí, đặt chỗ nắng còn giúp tuần hoàn oxy và co2.
Theo Em đẹp