Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc những chứng bệnh liên quan đến rối loạn trí não như tự kỷ, chậm nói, tăng động,… nếu mẹ bầu bị stress, trầm cảm trong suốt quá trình mang thai.
Tự kỷ
Các nhà khoa học đã chứng mình, tinh thần người mẹ khi mang thai có mối quan hệ và tác động rất lớn đến tâm lý sau này của trẻ. Cụ thể, những đứa trẻ có mẹ bị rối loạn tâm lý (căng thẳng, trầm cảm,…) trong những tháng cuối thai kỳ thì từ tuần 32 – 38 sẽ ra có nguy cơ bị tự kỷ (rối loạn hành vi và cảm xúc) gấp 2 lần so với trẻ khác.
Vì vậy, nếu trong thời gian mang thai mẹ thường xuyên bị stress, trẻ trong giai đoạn 32 – 38 tuần tuổi ít phản ứng cùng với cử động mắt kém thì bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để phát hiện tự kỷ sớm để điều trị kịp thời.
Tăng động, giảm chú ý
Việc mẹ stress, căng thẳng kéo dài trong quá trình mang thai còn có nguy cơ khiến trẻ dễ bị tăng động, giảm chú ý khi sinh ra.
Nguyên nhân là tâm trạng bất ổn của mẹ sinh đã ra hormone cortisol và dolpamine, gây tác động đến não bộ và gây ra sự mất tập trung, giảm chú ý, dễ kích động cho trẻ.
Chậm nói
Khi người mẹ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, cộng thêm tâm trạng căng thẳng, buồn phiền thì đứa trẻ sinh ra cũng có nguy cơ cao bị chậm nói và kém phát triển trí não.
Các nhà khoa học đã thống kê có đến 15% trẻ nhỏ chậm nói có nguyên nhân xuất phát do mẹ gặp rắc rối về tâm lý trong thai kỳ.
Mắc bệnh Down
Sự thiếu hụt I-ốt ở mẹ bầu là nguyên nhân chính khiến con sinh ra mắc bệnh Down. Bởi I-ốt là chất cần thiết để tổng hợp hóc môn tuyến giáp. Sự thiếu hụt chất này sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ, thính giác của trẻ, dẫn tới bệnh Down – hội chứng thiểu năng trí tuệ.