Sinh thường mẹ muốn không đau, không bị rạch thì bảo bố siêng chạm vào chỗ này nhé

Cơn đau đẻ luôn là nỗi ám ảnh đối với các mẹ sinh thường nên cần dùng mẹo khi chuyển dạ. Trong đó, việc nhờ bố siêng ở bên chạm vào người để đẻ thường không đau, dễ dàng, không bị rạch là 1 cách hay.

Em sinh mổ được 3 tháng rồi mà vẫn còn ê ẩm ở vùng bụng dưới lắm các mẹ ạ. Thật chứ bây giờ mà lỡ có bầu nữa chắc em ngất xỉu quá, sợ đến tê tái xương tủy. Chắc đời này làm mẹ một con cho đẹp sòn sòn mà lại đỡ phải chịu cực chịu đau thêm lần nữa quá. Nhớ lại hồi đó, chồng em làm tuốt trong miền Nam, em thì về quê mẹ ruột ở miền Trung để tiện bề sinh nở có mẹ lo cho. Em có dấu hiệu sinh sớm hơn ngày dự sinh trong giấy tờ 3 hôm. Tầm 1 rưỡi sáng là rỉ ối có lẫn xíu máu nhưng ráng cầm cự đến 6 giờ sáng mới đến bệnh viện. Tưởng được đẻ thường ai dè bác sĩ siêu âm, khám trong các thứ rồi bảo tử cung mới nở 3 phân thôi, xương chậu hẹp, thai lại to nên phải mổ cho an toàn. Thế là ngay lập tức bắt cởi đồ trần như nhộng, leo lên bàn cho y tá vệ sinh, thông tiểu rồi đẩy vào phòng mổ. Ở ngoài mọi người trong nhà tập trung đông đủ, mẹ chồng em gọi điện cho chồng từ sớm để ổng tức tốc đón xe về quê.

Y tá đẩy em vào phòng mổ, dọc hành lang ai cũng nhìn chăm chăm, em lạc lõng tìm ánh mắt của mẹ hay ai đó thân cận để bớt run, bớt hồi hộp mà chẳng thấy, họ đều bị bỏ lại ở phía sau. Miệng em lẩm bẩm “Sắp ăn dao thật rồi, sắp được gặp con rồi, ước gì lúc này có ông chồng bên cạnh thì đỡ biết mấy!”. Vào phòng mổ lạnh lắm mà mình lại ở trần nữa chớ, bác sĩ tiêm thuốc gây tê ở sống lưng, gắn dây thở oxy ngay mũi cho em rồi che màn, bắt tay vào mổ lấy con. Em nằm nhìn cái đồng hồ chăm chăm, lâu lâu ừ hử với bác sĩ vài câu. Cắt rạch gì đó tẩm nửa tiếng thì lôi được con ra, khóc oe oe. Lúc nhìn con, tự dưng em trào cả nước mắt. Bác sĩ vệ sinh cho bé thật nhanh rồi quấn khăn đem ra ngoài trao cho người nhà chăm sóc. Trong này, bác sĩ lại làm sạch nhau và khâu tử cung, khâu thành bụng cho em, cũng hết thêm 30 phút nữa mới hoàn tất, đẩy trả về phòng dành cho mẹ sau sinh. Khi hết thuốc tê, vết mổ đau đến điếng người, nhất là khi cơn gò tử cung đến. Lúc chồng về tới nơi lăng xăng vào viện thăm vợ thì con đã ra ngoài rồi, vợ thì đau chốc chốc lại rên ư ử, nước mắt chảy dài.

Sự quan tâm đụng chạm của bố có thể giúp mẹ đẻ thường không đau, bớt đau, nhanh và dễ

Sinh mổ chỉ biết đau lúc sau thôi. Em nghe các mẹ đẻ thường kể mà cũng tò mò không biết cơn đau rặn đẻ nó khủng khiếp đến mức nào. Lên mạng tìm hiểu thì thấy người ta có ghi đúng là đau đẻ dữ dằn lắm, nhưng nếu mẹ biết cách tận dụng sự quan tâm của người chồng trong giờ khắc thiêng liêng ấy thì cơn đau sẽ dịu hơn, mẹ đẻ nhanh và dễ hơn đấy ạ.

Chồng an ủi, động viên vợ là một cách hiệu quả để người mẹ cảm thấy bớt đau đớn khi chuyển dạ đẻ thường. Do đó các ông chồng nên quan tâm an ủi và massage cho vợ thường xuyên kể từ khi vợ mang thai đến lúc chuyển dạ, leo lên bàn sinh.

Dịch vụ phòng sinh gia đình cho phép chồng vào với sản phụ để mẹ an tâm, đẻ thường không đau, trơn tru

Đó là lý do vì sao hiện nay, dịch vụ phòng sinh gia đình cho phép người nhà vào cùng với sản phụ. Mẹ sẽ cảm thấy yên tâm vì bên cạnh mình có một người thân thiết, hiểu mình và hỗ trợ hết mình giúp mẹ có tâm lý vững vàng và kĩ thuật hít thở, rặn đẻ đúng nhất để đẻ không đau. Thêm một điều quan trọng nữa là có chồng bên cạnh để mẹ nắm tay, bấu víu, đụng chạm sẽ như có thêm điểm tựa, bớt bối rối, hồi hộp, mạnh mẽ cùng chào đón con yêu.

Mẹ có thể chạm vào người bố bằng nhiều cách để đẻ thường không đau

Có nhiều cách như: nắm chặt tay, níu áo chồng, chồng xoa lưng, vuốt ve người vợ.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể tựa vào người chồng để đứng hoặc đi bộ trong tư thế thẳng, hai tay vòng qua cổ chồng. Khi cơn đau đến, mẹ bầu nhẹ nhàng lắc lư người như đang múa chậm và nhờ chồng massage lưng. Làm những động tác này sẽ giúp giảm cường độ các cơn co thắt, giúp mẹ giảm đau hiệu quả trong quá trình chuyển dạ, thành công với mẹo đẻ thường không đau này.

Một số cách khác khá hay để đẻ thường không đau, đẻ nhanh và dễ

-Trong thời gian chờ chuyển dạ, mẹ nên cố gắng di chuyển cơ thể ở một vị trí thẳng, chẳng hạn như đứng, đi bộ, uốn cong người về phía trước hoặc cúi xuống một chút để trọng lực giúp bé di chuyển xuống dưới khung xương chậu của mẹ nhanh hơn, ở đúng vị trí cần thiết để cuộc sinh diễn ra dễ dàng, không đau nhiều.

-Tuần thứ 33-34, mẹ bầu nên nấu chè vừng đen với bột sắn dây và đường phèn để ăn mỗi ngày 1 lần. Vừng đen chứa dầu, protein, nhiều vitamin E, axit folic hỗ trợ quá trình sinh đẻ của mẹ sau này trơn tru hơn.

-Những tháng cuối, mẹ ngủ nhiều hơn cũng giúp cơ thể khỏe khoắn, chuẩn bị sức lực sẵn sàng cho cuộc vượt cạn.

-Ăn một chút dứa hoặc uống chút nước lá tía tô để cổ tử cung mềm hơn, dễ đẻ.

-Đi bộ nhiều, uống nước ấm nhiều và siêng tắm bằng nước ấm dưới vòi hoa sen hoặc tắm bồn.

Theo Ohman

Related Posts

Mẹo đơn giản để nhận biết mình đang mang thai bé trai hay bé gái, nhiều mẹ đã thử và chính xác lắm nha!

Cha mẹ nào mà chẳng muốn biết trước giới tính của con. Biết giới tính của con sớm đôi khi cũng là một cái lợi các mẹ…

5 thói quen của bố tổn hại nghiêm trọng đến thai nhi, thương con bố hãy nói ‘không’

Đừng tưởng chỉ có những thói quen sinh hoạt của bà bầu mới ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con trong bụng. Đôi khi…

13 loại rau gây co bóp tử cung dữ dội, sảy thai, sinh non, thương con mẹ bầu nhịn miệng

Để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh một chế độ dinh dưỡng khoa học, mẹ bầu cần tránh xa 13 loại rau gây sảy thai,…

18 loại rau quả tuyệt ngon giàu canxi hơn cả sữa, tôm cua, mẹ bầu nhớ ăn mỗi ngày

Canxi là chất rất cần thiết cho thai phụ. Bà bầu bổ sung canxi không gì tốt và an toàn bằng con đường ăn uống những loại rau củ…

11 món ngon khiến nước ối ĐỤC NGẦU, khô cạn dần, thai nhi ng ộp thở, teo tóp, mẹ nhớ đừng đụng đũaa

Các mẹ ơi, khi mang bầu có hai thứ ngày nào mẹ cũng làm đó là ăn thật nhiều để con tăng cân nhanh và để ý…

5 nỗi kinh hãi của các mẹ khi đi sinh, mang thai lần đầu mẹ cần đọc ngay

Bên cạnh việc bị cơn đau chuyển dạ hành hạ liên tục suốt nhiều tiếng đồng hồ, sinh con còn bao gồm rất nhiều nỗi khổ khác….

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *