Những điều ngộ nghĩnh chưa biết về cú “tung chưởng” của thai nhi trong bụng, yêu con quá!!!

Những cú “tung chưởng” của em bé trong bụng không đơn thuần là tín hiệu về sự sống. Đi giải mã những “bí ẩn” đằng sau, mẹ sẽ kinh ngạc về những điều chưa biết trước đây.

9 tháng 10 ngày cưu mang cũng là ngần ấy thời gian mẹ phải đối mặt với bao khó chịu, vất vả. Song, những lúc được cảm nhận tiếng con đạp, nhào lộn, mẹ thật hạnh phúc biết bao. Nhiều mẹ thường mong chờ con đạp thật nhiều vì cho rằng con càng đạp chứng tỏ càng rất khỏe mạnh. Thực tế, mức độ thường xuyên – ít khi hay mạnh mẽ – yếu ớt của những cú đạp còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Nếu mẹ vẫn nghĩ, những cú “tung chưởng” của bé yêu là dấu hiệu cho sự sống thì nó chỉ đúng một phần thôi nhé. Đằng sau đó là biết bao điều ngộ nghĩnh mà nhiều mẹ vẫn chưa tường tận hết đâu.

Thời điểm chính xác, mẹ có thể nghe rõ tiếng con đạp “huỳnh huỵch”?

Theo các chuyên gia, kể từ tuần 9 thai kỳ, thai máy đã xuất hiện. Tuy nhiên, để cảm nhận rõ ràng những chuyển động này, mẹ bầu phải đợi đến khoảng tuần 18 – 19 của thai kỳ. Những bà mẹ lần đầu tiên mang thai sẽ ít nhạy bén hơn để cảm nhận những thay đổi này.

Khi thai được khoảng 9 tuần tuổi, nếu đi siêu âm, mẹ có thể theo dõi được chuyển động của con thông qua màn hình siêu âm. Khi đến thời điểm từ tuần 18 – 19, những chuyển động của em bé trong bụng tuy rõ ràng hơn, song vẫn không đều đặn, nếu để ý kỹ mới có thể nghe thấy. Với những ai lần đầu làm mẹ thậm chí còn bị nhầm lẫn giữa cảm nhận thai máy và cảm giác sôi bụng vì đói. Với những người mang thai từ lần hai, việc nhận biết tín hiệu thai máy sẽ dễ dàng hơn.

Thai nhi có những chuyển động mạnh mẽ và thường xuyên “tung chưởng” khi bước sang tuần 30 của thai kỳ. Đây cũng là giai đoạn thai nhi có tốc độ tăng trưởng mạnh. Bé khỏe hơn nên tần suất đạp cũng nhiều hơn. Qua đó, mẹ có thể chú ý theo dõi và đếm số lần đạp trong ngày để biết về tình hình của em bé trong bụng. Tuy nhiên, khi thai kỳ bước vào tuần thứ 36 trở đi, những cú “tung chưởng” này sẽ dần ít đi vì phần không gian chật hẹp khiến con chẳng thoải mái để hoạt động như trước đây.

Giải mã ý nghĩa những cú “tung chưởng” của thai nhi

Đến với thế giới bằng tất cả tình yêu thương của mẹ suốt 9 tháng cưu mang, thai nhi vẫn có thể cảm nhận và đáp trả tình yêu thương đó theo cách riêng của mình. Kể từ khi con có thể lắng nghe được âm thanh bên ngoài cũng là lúc bé biết cách phản ứng lại. Những thanh âm ồn ào có thể khiến bé đạp mạnh hơn như một cách thể hiện sự khó chịu. Rồi khi con được mẹ vỗ về, âu yếm xoa bụng, những cú đạp lúc này trở nên thiêng liêng biết bao. Cú đạp này thể hiện sự phấn khích, vui mừng khi được nghe giọng của mẹ. Kỳ thực, đạp là hình thức giao tiếp cảm xúc đầu tiên giữa em bé và mẹ. Những cú “tung chưởng” của con chính là sợi dây gắn kết tình mẩu tử thiêng liêng từ trong giai đoạn thai kỳ.

Thai nhi có thể đạp bất kể giờ giấc nhưng có một số thời điểm trong ngày, mẹ sẽ nghe tiếng con đạp thường xuyên hơn. Đó là sau khi ăn no, lúc mẹ tắm, trước khi đi ngủ, khi xoa vào bụng bầu hoặc mỗi lúc mẹ trò chuyện cùng con. Đó là những lúc con được kích thích hoặc phấn khích nên đạp nhiều hơn.

Thông thường, mỗi khi bà bầu nghiêng về bên trái, thai nhi đạp nhiều hơn. Nhiều mẹ chẳng biết nguyên nhân vì sao. Thực tế, có những lý giải khoa học hẳn hoi. Bởi vì tư thế nằm nghiêng phù hợp với thai phụ trong bất kỳ giai đoạn nào. Với tư thế này, máu lưu thông tốt hơn, thai nhi cũng đảm bảo được nhận đủ oxy, máu và dinh dưỡng. Vì thế, thai nhi cũng được tạo điều kiện để di chuyển dễ dàng trong bụng mẹ. Điều này cũng cho thấy, con đạp tức là lúc con đang thức.

Ngoài ra, khoảng đêm trước khi ngủ, nhiều mẹ cũng thắc mắc vì sao con yêu đạp nhiều hơn. Thực ra, thai nhi vẫn đạp nhiều ở những thời điểm trong ngày như kể trên. Chẳng qua, buổi tối trước khi ngủ, không gian yên tĩnh cũng như mẹ được nghỉ ngơi, không còn bận rộn vì công việc nên có thời gian cảm nhận về những chuyển động của thai nhi. Hơn nữa, kể từ thời điểm hệ thần kinh phát triển hoàn thiện hơn, thai nhi thường có xu hướng ngủ nhiều vào ban ngày và thức về đêm. Khoảng thời gian mẹ nghỉ ngơi nhưng bé lại hoạt động. Vì vậy, mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn về những cú đạp này.

Nhiều mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi biết những cú đạp của con cũng là cách con thể hiện sở thích của mình. Kể từ khi vị giác và khướu giác của con phát triển ở khoảng tuần 20, con có thể cảm nhận được hương và mùi vị của những món mẹ ăn. Không chỉ sở thích về ăn uống, kể từ lúc còn trong bụng mẹ thai nhi cũng thể hiện niềm đam mê đặc biệt với thể loại âm nhạc yêu thích bằng những cú đạp của mình. Đa phần các bé thường thích các món ăn vị ngọt hơn là mặn hoặc cay. Về âm nhạc, những ca khúc nhẹ nhàng, du dương, mang đậm màu sắc cổ điển là món quà tinh thần con thích nhiều hơn.

Bụng mẹ là phần không gian thai nhi sống và lớn lên. Tuy nhiên, điều kiện để con phát triển tốt hơn cũng như làm bé dẽ chịu là không gian tối, ấm áp. Trái lại, bé có xu hướng “sợ” ánh sáng. Hơn nữa, thị giác của bé cũng chưa phát triển đầy đủ để thích nghi với ánh sáng. Do đó, khi có ánh sáng rọi vào mắt, bé thường cố “tránh” đi bằng cách di chuyển hoặc đạp để đi chỗ khác.

Mặc dù vào cuối thai kỳ, phần không gian chật hẹp không thoải mái cho bé di chuyển nên mẹ cũng ít nghe những âm thanh bên trong. Tuy nhiên, chính vì sự chật hẹp nên có nhiều lúc thai nhi đạp rất mạnh vì con muốn duỗi chân. Đặc biệt, trong tháng cuối, em bé sẽ đạp mạnh và liên tục, gây áp lực cho vùng xương chậu. Thế nhưng, mẹ không nên quá lo lắng vì đây là một dấu hiệu chứng tỏ con đã sẵn sàng để bước ra bên ngoài.

Đâu chỉ biết đạp, con trong bụng mẹ còn biết nấc, giật mình, nhào lộn. Nhiều lúc mẹ sẽ cảm nhận những cú “tung chưởng” này rất mạnh. Thật ra, âm thanh này có thể là do bé bị giật mình vì tiếng động bên ngoài hoặc đây là tiếng con nấc.

Lý giải về tần suất đạp của thai nhi, nhiều chuyên gia còn cho biết nó có liên quan đến giới tính và thể hiện tính cách của trẻ về sau. Thông thường, các bé trai thường nghịch ngợm nên thích “quậy phá” mẹ nhiều hơn. Trong khi đó, các bé gái đạp ít hơn. Đồng thời, những bé đạp nhiều thường năng động và lanh lợi hơn.

Hy vọng một số lý giải trên đây sẽ giúp mẹ hiểu hơn về những cú đạp của con yêu trong bụng mình. Biết được thời điểm thai nhi đạp nhiều nhất, cha mẹ nên tập trung tương tác và trò chuyện nhiều hơn với con. Tuy đơn giản, nhưng đây là cách thai giáo hiệu quả nhất, vừa giúp rèn luyện thính giác vừa giúp não bộ phát triển.

Theo WTT

Related Posts

Mẹo đơn giản để nhận biết mình đang mang thai bé trai hay bé gái, nhiều mẹ đã thử và chính xác lắm nha!

Cha mẹ nào mà chẳng muốn biết trước giới tính của con. Biết giới tính của con sớm đôi khi cũng là một cái lợi các mẹ…

5 thói quen của bố tổn hại nghiêm trọng đến thai nhi, thương con bố hãy nói ‘không’

Đừng tưởng chỉ có những thói quen sinh hoạt của bà bầu mới ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con trong bụng. Đôi khi…

13 loại rau gây co bóp tử cung dữ dội, sảy thai, sinh non, thương con mẹ bầu nhịn miệng

Để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh một chế độ dinh dưỡng khoa học, mẹ bầu cần tránh xa 13 loại rau gây sảy thai,…

18 loại rau quả tuyệt ngon giàu canxi hơn cả sữa, tôm cua, mẹ bầu nhớ ăn mỗi ngày

Canxi là chất rất cần thiết cho thai phụ. Bà bầu bổ sung canxi không gì tốt và an toàn bằng con đường ăn uống những loại rau củ…

11 món ngon khiến nước ối ĐỤC NGẦU, khô cạn dần, thai nhi ng ộp thở, teo tóp, mẹ nhớ đừng đụng đũaa

Các mẹ ơi, khi mang bầu có hai thứ ngày nào mẹ cũng làm đó là ăn thật nhiều để con tăng cân nhanh và để ý…

5 nỗi kinh hãi của các mẹ khi đi sinh, mang thai lần đầu mẹ cần đọc ngay

Bên cạnh việc bị cơn đau chuyển dạ hành hạ liên tục suốt nhiều tiếng đồng hồ, sinh con còn bao gồm rất nhiều nỗi khổ khác….

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *