Mang thai 42 tuần không đẻ, mẹ trẻ sợ hãi đi khám thì tái mặt nghe bác sĩ mắng

Mang thai mãi không đẻ, bà mẹ 20 tuổi khóc lóc đến bệnh viện khám. Sau khi siêu âm cho cô, bác sĩ chỉ biết thở dài ngao ngán lắc đầu.

Câu chuyện của bà mẹ 20 tuổi mang thai dưới đây có lẽ sẽ làm nhiều người lắc đầu, không hiểu sao người mẹ này lại có thể chủ quan đến thế.

Bà mẹ 20 tuổi cho biết, cô đã mang thai 42 tuần rồi nhưng em bé không chịu chào đời.Với tâm trạng lo lắng, cô khóc và hỏi bác sĩ: “Tại sao em bé lại không chào đời? Liệu có nguy hiểm đến tính mạng không?…”…

Bác sĩ đã an ủi và tiến hành thăm khám cho bà mẹ này. Nhưng khi bác sĩ yêu cầu cô cho xem kết quả của những lần khám thai trước đó thì bà mẹ trẻ lúc này thú nhận rằng cô chưa từng đi khám thai lần nào vì thấy sức khỏe mình hoàn toàn bình thường, chẳng có vấn đề gì nên cô nghĩ việc khám thai là không cần thiết. Cho đến khi thai nhi 42 tuần, thấy mình mang thai mãi không đẻ thì cô mới lo sợ, hoảng hốt.

Sau khi siêu âm và hỏi bà mẹ trẻ về ngày kinh cuối, bác sĩ xác định cô chỉ mới mang thai 38 tuần chứ không phải 42 tuần. Đến lúc này cô mới ân hận sau khi nghe bác sĩ giải thích rằng mình đã bỏ qua những mốc khám thai quan trọng trong suốt 40 tuần thai kỳ.

Có rất nhiều mẹ bầu vì chủ quan, cho rằng mình có bầu nhưng vẫn khỏe mạnh, ăn ngon ngủ kỹ thì không việc gì phải đi khám thai. Phần khác, có không ít thai phụ nghe bảo siêu âm nhiều thai dị tật nên thà không đi khám thai để khỏi phải siêu âm. Cũng vì những quan niệm sai lầm như thế mà họ đã bỏ qua những thời điểm quan trọng để bác sĩ theo dõi sức khỏe cả mẹ và em bé. Ngay từ khi biết mình mang thai, mẹ hãy đi khám nhé. Tránh tình trạng không xác định tuổi thai, từ đó lo lắng sợ hãi vì thấy mình mang thai mãi không đẻ.

Những lần khám thai quan trọng

Ngay từ khi biết mình mang thai, đó là khi bị trễ kinh 2 tuần, mẹ bầu cần đi khám thai để biết em bé trong bụng có khỏe mạnh hay không nhằm can thiệp kịp thời. Suốt thai kỳ, mẹ bầu cần đi khám thai 14 lần, trong đó có 7 mốc quan trọng không được bỏ qua.

Lịch khám thai suốt 40 tuần:

Lần 1: Tuần thứ 5

Lần 2: Tuần thứ 8

Lần 3: Tuần thứ 12

Lần 4: Tuần thứ 16

Lần 5: Tuần 20

Lấn 6: Tuần 22

Lần 7: Tuần thứ 26

Lần 8: Tuần thứ 30

Lần 9: Tuần thứ 32

Lần 10: Tuần thứ 34

Lần 11: Tuần thứ 26

Lần 12: Tuần thứ 38

Lần 13: Tuần thứ 39

Lần 14: Tuần thứ 40

7 mốc khám thai quan trọng trong suốt thai kỳ

1/ Khám thai lần đầu khi có dấu hiệu mang thai

Ngay khi có dấu hiệu mang thai, dấu hiệu dễ dàng nhất là trễ kinh. Ngay khi trễ kinh 2 tuần, mẹ hãy đến bệnh viện khám để kết luận mình có thai hay không, xác định tuổi thai. Đây là lần khám thai cực kỳ quan trọng. Bác sĩ sẽ làm siêu âm, xét nghiệm máu và phát hiện những nguy cơ sức khỏe mà mẹ và bé có thể gặp, từ đó can thiệp kịp thời. Trong lần khám thai này mẹ cũng được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, kiêng cữ phù hợp.

2/ Nghe tim thai vào tuần 6-8 của thai kỳ

Vào tuần thứ 6-8 của thai kỳ mẹ sẽ được chỉ định siêu âm xác định tim thai, đo kích thước túi ối, chiều dài phôi, từ đó bác sĩ có thể kết thai có phát triển tương xứng với tuổi thai hay không nhằm can thiệp kịp thời.

3/ Đo độ mờ da gáy vào tuần 11-14 của thai kỳ

Đây là mốc khám thai cực kỳ quan trọng, bác sĩ sẽ siêu âm đo độ mờ da gáy nhằm phát hiện các bất thường của nhiễm sắc thể (nguy cơ gây bệnh down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…). Theo các chuyên gia sản khoa, sở dĩ thời điểm tuần 11-14 được chọn làm siêu âm đo độ mờ da gáy là do trước thời điểm này thai nhi còn quá nhỏ kết quả sẽ không chuẩn xác, còn sau thời điểm 14 tuần, độ mờ da gáy trở lại bình thường. Nếu siêu âm sau thời điểm này thì chẳng có ý nghĩa gì.

4/ Xét nghiệm sàng lọc Triple test vào tuần 14-17

Ở lần khám này, mẹ bầu sẽ được xét nghiệm tầm soát trước sinh Triple test (xét nghiệm bộ ba), là xét nghiệm sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai nhi.

5/ Siêu âm 4D để phát hiện bất thường về thai nhi vào tuần 21-24

Lần siêu âm này bác sĩ sẽ phát hiện các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, dị dạng ở cơ quan, bất thường về tim và hệ xương để can thiệp kịp thời. Đây cũng là thời điểm để mẹ tiêm phòng uốn ván (nếu trước đó chưa tiêm hoặc mũi tiêm đã hết thời hạn tác dụng).

6/ Siêu âm chẩn đoán ngôi thai vào tuần 31 – 32

Ở tuần thai 31-32, mẹ sẽ được khám, siêu âm để chẩn đoán ngôi thai, sự tương xứng giữa câng nặng thai và khung chậu của mẹ để dự đoán các nguy cơ có thể xảy ra trong cuộc sinh nhằm có phương án dự phòng.

7/ Khám theo dõi chuẩn bị sinh nở vào tuần thứ 36

Mẹ bầu bắt buộc phải đi khám theo dõi để nghe bác sĩ giải đáp tất cả các thắc mắc về cuộc sinh nở cũng như đưa ra các dự đoán về cuộc sinh như sinh thường hay phải mổ đẻ.

Có con là niềm hạnh phúc lớn nhất của người làm cha mẹ. Sinh ra những đứa con khỏe mạnh, thông minh, đáng yêu thì niềm hạnh phúc đó sẽ trở nên trọn vẹn. Khi mang trong mình một mầm sống bé nhỏ, mẹ hãy tuân thủ lịch khám thai định kỳ để xác định các bất thường về thai nhi nhằm can thiệp kịp thời. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho mình khỏe mạnh, tăng cường bổ sung dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất có lợi cho sự phát triển của bé.

Theo emdep

Related Posts

Mẹo đơn giản để nhận biết mình đang mang thai bé trai hay bé gái, nhiều mẹ đã thử và chính xác lắm nha!

Cha mẹ nào mà chẳng muốn biết trước giới tính của con. Biết giới tính của con sớm đôi khi cũng là một cái lợi các mẹ…

5 thói quen của bố tổn hại nghiêm trọng đến thai nhi, thương con bố hãy nói ‘không’

Đừng tưởng chỉ có những thói quen sinh hoạt của bà bầu mới ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con trong bụng. Đôi khi…

13 loại rau gây co bóp tử cung dữ dội, sảy thai, sinh non, thương con mẹ bầu nhịn miệng

Để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh một chế độ dinh dưỡng khoa học, mẹ bầu cần tránh xa 13 loại rau gây sảy thai,…

18 loại rau quả tuyệt ngon giàu canxi hơn cả sữa, tôm cua, mẹ bầu nhớ ăn mỗi ngày

Canxi là chất rất cần thiết cho thai phụ. Bà bầu bổ sung canxi không gì tốt và an toàn bằng con đường ăn uống những loại rau củ…

11 món ngon khiến nước ối ĐỤC NGẦU, khô cạn dần, thai nhi ng ộp thở, teo tóp, mẹ nhớ đừng đụng đũaa

Các mẹ ơi, khi mang bầu có hai thứ ngày nào mẹ cũng làm đó là ăn thật nhiều để con tăng cân nhanh và để ý…

5 nỗi kinh hãi của các mẹ khi đi sinh, mang thai lần đầu mẹ cần đọc ngay

Bên cạnh việc bị cơn đau chuyển dạ hành hạ liên tục suốt nhiều tiếng đồng hồ, sinh con còn bao gồm rất nhiều nỗi khổ khác….

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *