Lưu trữ máu cuống rốn – Việc bố mẹ nào cũng nên làm sau sinh

Tế bào gốc máu dây rốn có thể chữa trị các bệnh về ung thư máu, máu không ác tính, suy giảm miễn dịch, khối u và rối loạn chuyển hóa.

Khoa học đã chứng minh, trong dây rốn trẻ sơ sinh- sản phẩm thường bị bỏ đi dưới dạng rác y tế sau sinh chứa các tế bào gốc dùng để chữa nhiều bệnh và thương tật hiểm nghèo. Trên thực tế, người ta sử dụng tế bào gốc dây rốn của trẻ để chữa bệnh cho anh chị em hay của con, cháu chữa bệnh cho cha mẹ, ông bà hoặc chữa bệnh cho cộng đồng khi có chỉ số sinh học phù hợp.

Bác sĩ CK1 sản phụ khoa Nguyễn Thị Song Hà (Nguyên bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ, hiện đang làm việc tại phòng khám sản phụ khoa Song Hà) sẽ chỉ ra những lợi ích và các bệnh có thể chữa bằng tế bào gốc máu dây rốn.

Tế bào gốc từ máu dây rốn

Theo bác sĩ Song Hà, máu dây rốn trẻ sơ sinh chứa nhiều loại tế bào gốc, với thành phần chủ yếu là tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô. Trong đó, tế bào gốc tạo máu có khả năng tự làm mới và tái tạo tất cả các kiểu tế bào khác nhau để sản sinh ra máu.

Ngoài ra, tế bào gốc máu dây rồn không gây nên các phản ứng mảnh ghép chống ký chủ nhiều như tế bào gốc tủy xương. Chúng ít bị giới hạn về hòa hợp HLA và ít khi bị viêm nhiễm herpes virus.

Máu dây rốn trẻ sơ sinh chứa nhiều loại tế bào gốc, với thành phần chủ yếu là tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô
Máu dây rốn trẻ sơ sinh chứa nhiều loại tế bào gốc, với thành phần chủ yếu là tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô (ảnh minh họa)

“Cho đến nay, tế bào gốc máu dây rốn đã và đang được dùng để điều trị trên 70 bệnh khác nhau như: Ung thư máu, thiếu máu, các bệnh lý di truyền về máu, suy giảm miễn dịch và bệnh chuyển hóa. Đồng thời, tế bào gốc máu dây rốn còn được được ứng dụng để điều trị bệnh lý về đột quỵ, bại não,…”, bác sĩ Song Hà cho biết.

Lợi ích của việc lưu giữ tế bào gốc dây rốn

Lưu giữ tế bào gốc cho bé ngay từ khi chào đời là nguồn tế bào gốc “trẻ”, chứa nhiều loại tế bào gốc nhất. Đặc biệt, nó có khả năng phù hợp miễn dịch cao để:

– Chữa bệnh cho chính bệnh nhi.

– Chữa bệnh cho người nhà (anh chị em, bố mẹ, ông bà,…) và cho cộng đồng (trong nước, quốc tế) khi có chỉ số sinh học phù hợp.

“Lưu giữ lâu dài tế bào gốc dây rốn là một biện pháp bảo đảm sức khỏe trong tương lai cho con bạn và gia đình. Nó được ví như một hình thức “bảo hiếm sinh học”. Do vậy, mọi gia đình nên lưu giữ máu cuống rốn cho trẻ ngày sau sinh”, bác sĩ Song Hà khuyến cáo.

Lưu giữ tế bào gốc dây rốn được ví như một hình thức “bảo hiếm sinh học” (ảnh minh họa)
Lưu giữ tế bào gốc dây rốn được ví như một hình thức “bảo hiếm sinh học” (ảnh minh họa)

Một số bệnh có thể chữa bằng tế bào gốc máu dây rốn

Bác sĩ Song Hà cho hay, tế bào gốc máu dây rốn có thể chữa trị các bệnh về ung thư máu, máu không ác tính, suy giảm miễn dịch, khối u và rối loạn chuyển hóa.

Các bệnh về ung thư máu:

  • U mô bào
  • Các loại ung thư bạch cầu khác
  • Hội chứng loạn sản tủy
  • Đa u tủy
  • Ung thư tương bào
  • Bệnh bạch cầu tủy cấp tính
  • Bệnh bạch cầu lympho cấp tính
  • Bệnh bạch cầu tủy mãn tính.

Các bệnh máu không ác tính:

  • Thiếu máu bất sản
  • Hội chứng Chediak-Higashi
  • Hội chứng Diamond-Blackfan
  • Thiếu máu Fanconi’s
  • Hội chứng suy tủy di truyền
  • Bệnh suy giảm kết dính bạch cầu
  • Thiếu máu hồng cầu liềm
  • Bệnh huyết tán di truyền bẩm sinh thể nặng.

Các bệnh suy giảm miễn dịch:

  • Bệnh u hạt mãn tính
  • Những bệnh suy giảm miễn dịch thông thường
  • Bệnh suy giảm miễn dịch kết hợp nguy kịch (SCID).

Khối u:

  • U lympho Hodgkin
  • U lympho Non-Hodgkin
  • Bệnh mô bào Langerhans
  • U nguyên bào thần kinh
  • U nguyên bào võng mạc.

Các bệnh rối lọan chuyển hóa:

Các bệnh rối lọan chuyển hóa:

  • Bệnh rối loạn chuyển hóa acid béo do gen
  • Bệnh Gaucher’s (thiếu hụt men glucocerebrosidase do di truyền)
  • Hội chứng Hurler (rối loạn chuyển hóa mucopolysaccharid)
  • Bệnh Krabbe (loạn dưỡng chất trắng)
  • Bệnh rối loạn chuyển hóa lysosom di truyền
  • Bệnh “xương giòn”
  • Bệnh Wolman (rối loạn di truyền gây thiếu hụt men LIPA)
  • Hội chứng Wiskott-Aldrich.

Related Posts

Mẹo đơn giản để nhận biết mình đang mang thai bé trai hay bé gái, nhiều mẹ đã thử và chính xác lắm nha!

Cha mẹ nào mà chẳng muốn biết trước giới tính của con. Biết giới tính của con sớm đôi khi cũng là một cái lợi các mẹ…

5 thói quen của bố tổn hại nghiêm trọng đến thai nhi, thương con bố hãy nói ‘không’

Đừng tưởng chỉ có những thói quen sinh hoạt của bà bầu mới ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con trong bụng. Đôi khi…

13 loại rau gây co bóp tử cung dữ dội, sảy thai, sinh non, thương con mẹ bầu nhịn miệng

Để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh một chế độ dinh dưỡng khoa học, mẹ bầu cần tránh xa 13 loại rau gây sảy thai,…

18 loại rau quả tuyệt ngon giàu canxi hơn cả sữa, tôm cua, mẹ bầu nhớ ăn mỗi ngày

Canxi là chất rất cần thiết cho thai phụ. Bà bầu bổ sung canxi không gì tốt và an toàn bằng con đường ăn uống những loại rau củ…

11 món ngon khiến nước ối ĐỤC NGẦU, khô cạn dần, thai nhi ng ộp thở, teo tóp, mẹ nhớ đừng đụng đũaa

Các mẹ ơi, khi mang bầu có hai thứ ngày nào mẹ cũng làm đó là ăn thật nhiều để con tăng cân nhanh và để ý…

5 nỗi kinh hãi của các mẹ khi đi sinh, mang thai lần đầu mẹ cần đọc ngay

Bên cạnh việc bị cơn đau chuyển dạ hành hạ liên tục suốt nhiều tiếng đồng hồ, sinh con còn bao gồm rất nhiều nỗi khổ khác….

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *