Ốm nghén khi mang thai – Nguyên nhân và dấu hiệu và giải pháp khắc phục hiện tượng của sự ốm nghén khi mang thai.
Ốm nghén là hiện tượng không còn mấy xa lạ đối với những ai đã từng có thai. Nhưng đối với những ai mang thai lần đầu họ sẽ gặp phải nhiều khó khăn và bỡ ngỡ khi gặp tình trạng ốm nghén. Vậy ốm nghén là gì? nguyên nhân nào gân ra hiện tượng ốm nghén, các mẹ cùng tìm hiểu sau đây nhé.
Ốm nghén là gì?
Thông kê mới nhất cho thấy có tới 70% phụ nữ bị buồn nôn vào những ngày đầu thai kỳ và khoảng 50% nôn ói. Sau ba tháng đầu, khoảng 50% bà bầu bị ốm nghén sẽ cảm thấy khỏe hơn. Tuy nhiên, nhiều người sẽ tiếp tục tình trạng tồi tệ trong toàn bộ thai kỳ.
Hiện tượng ốm nghén khi mang thai có thể đơn giản là cảm thấy hơi khó chịu ở bụng, hoặc đầy hơi nhiều lần trong một ngày. Trong trường hợp này, bạn cần nghỉ ngơi. Không ai cảm nhận được cảm giác bị ốm nghén trừ khi họ tự mình trải qua, và trải nghiệm của mọi người là khác nhau. Hầu hết ốm nghén sẽ diễn ra trong 6 tuần đầu, đôi khi kéo dài hơn hoặc chấm dứt rồi trở lại sau đó.
Nguyên nhân gây ốm nghén
Nồng độ hCG tăng nhanh
– Khi các mẹ mang thai, bác sĩ có thể theo dõi mức độ hCG, đó là một hormone tăng rất nhanh trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nồng độ hCG có liên quan đến tình trạng ốm nghén. Khi mang song thai trở lên, nồng độ hCG sẽ cao hơn và ốm nghén càng phổ biến.
– Khi bạn ốm nghén có thể đơn giản là cảm thấy hơi khó chịu ở bụng, hoặc đầy hơi nhiều lần trong một ngày.
Tăng cảm giác về mùi
Khi mang thai, mũi chị em sẽ nhạy bén hơn. Điều này không phải lúc nào cũng tốt. Những mùi hương không làm bạn khó chịu trước đó nay lại làm phiền và khiến mẹ ốm và mệt mỏi.
Dạ dày nhạy cảm
Điều này có thể không diễn ra với mọi phụ nữ, nhưng thường thì mang thai làm cho hệ tiêu hóa trở nên nhạy cảm. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hiện diện của Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn dạ dày trong thai kỳ, có thể làm tăng khả năng xảy ra ốm nghén.
Cách chữa trị ốm nghén
Việc chữa trị hoàn toàn chứng ốm nghén là điều không thể nhưng bạn vẫn có thể sử dụng một số mẹo trị giúp làm hạn chế triệu chứng ốm nghén khó chịu này:
Nhớ uống nước
Uống khoảng 6-8 cốc nước mỗi ngày sẽ khiến cơ thể không bị choáng váng vì mất nước. Ngoài ra, bạn cũng không nên để dạ dày quá trống rỗng sau khi thức dậy lâu. Bạn cũng nên hạn chế những loại đồ ăn vặt chứa nhiều muối trong ngày vì chúng sẽ khiến cơ thể bạn mất nước và mệt mỏi khi ngủ dậy.
Uống trà gừng
Không chỉ được biết đến với khả năng chữa ốm nghén, gừng còn có tác dụng tốt trong việc giảm đau, chống táo bón và buồn nôn. Chỉ một ly trà gừng có thể khiến chị em cảm thấy nhẹ nhàng hơn đấy.
Không chỉ được biết đến với khả năng chữa ốm nghén, gừng còn có tác dụng tốt trong việc giảm đau, chống táo bón và buồn nôn.
Nhâm nhi bánh quy
Luôn đem theo một túi bánh qui hoặc qui giòn bên mình để có thể nhấm nháp bất cứ lúc nào. Việc giữ cho dạ dày luôn hoạt động sẽ có ích cho tình trạng ốm nghén của bạn.
Đừng bỏ qua trái cây
Có nhiều loại trái cây được cho là khá hiệu quả trong việc chữa ốm nghén, trong đó nổi bật nhất là dứa và chuối. Dứa có tác dụng hỗ trợ đường tiêu hóa, hạn chế tình trạng nôn và buồn nôn. Trong khi chuối làm tăng lượng đường trong máu và giảm các triệu chứng của ốm nghén.
Ăn thành nhiều bữa nhỏ
Nếu bình thường bạn ăn khoảng 3 bữa một ngày thì bây giờ bạn nên chia làm 6 bữa/ngày. Không bao giờ để cho bạn bị đói cho dù đó là khoảng thời gian nào trong ngày. Bởi vì khi đói, axit trong dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn và khiến bạn gia tăng các dấu hiệu nghén (trong đó có cả chứng nghén vào buổi sáng).
Một bữa tối nhẹ trước giờ ngủ khoảng 1-2 giờ đồng hồ cũng có tác dụng ổn định lượng đường trong máu và giữ cho dạ dày “sống sót” qua một đêm.
Đi bộ
Đi bộ không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung mà còn có thể hạn chế ốm nghén và cả tình trạng ợ nóng.
Nghỉ ngơi
Bạn thử ngả lưng trên ghế, nhắm mắt lại, thở sâu và thả lỏng cơ thể. Những người mẹ có kinh nghiệm sinh nở đều gợi ý rằng, nếu bạn mất ngủ vào đêm hôm trước thì việc chợp mắt trong vòng 10-15 phút sẽ khôi phục lại sức khỏe nhanh chóng. Nhờ vậy, chứng nghén vào buổi sáng cũng được đẩy lùi.