Đây chính là 5 thời điểm thai nhi “nghịch” nhiều nhất, bố mẹ canh để TRÒ CHUYỆN, CHƠI ĐÙA với con nhé

Thai nhi đạp bất kể giờ giấc nhưng đây là 5 thời điểm thai nhi đạp nhiều nhất. Mẹ hãy tận dụng cơ hội để bố mẹ được trò chuyện với con nhiều hơn, đồng thời giúp trẻ được phát triển toàn diện từ trong trứng nhé!

Thai nhi đạp bất kể giờ giấc nhưng đây là 5 thời điểm thai nhi đạp nhiều nhất. Mẹ hãy tận dụng cơ hội để bố mẹ được trò chuyện với con nhiều hơn, đồng thời giúp trẻ được phát triển toàn diện từ trong trứng nhé!

Mang thai là hành trình thật nhiều cảm xúc đối với người phụ nữ. Lẽ thường khoảnh khắc thú vị và đáng nhớ đối với mẹ bầu là lúc được cảm nhận cú đạp đầu tiên của con. Đây cũng là cột mốc đánh dấu trong quá trình phát triển 9 tháng 10 ngày của bé yêu trong bụng. Có nhiều mẹ sẽ cảm nhận được ở tuần thứ 8 hoặc thứ 9 của thai kỳ, nhưng phải đến khoảng tuần 20 thì những chuyển động của thai nhi mới dần trở nên rõ ràng và thường xuyên hơn.

Tuy nhiên, trong đó có 5 thời điểm khi mẹ bầu có những thay đổi đột ngột sẽ khiến thai nhi cảm thấy bị kích thích và đạp nhiều nhất. Sự chuyển động của thai nhi còn bị chi phối bởi cảm xúc hoặc hành động của người mẹ và những tác động từ thế giới bên ngoài. Dựa vào 5 thời điểm này, mẹ nên tương tác nhiều hơn với con. Bởi đây là cách giúp gắn kết tình mẹ con nhiều hơn . Hơn nữa, các hoạt động tương tác đúng cách còn giúp kích thích não bộ, phát triển trí thông minh và tăng cường khả năng ngôn ngữ cho con từ trong giai đoạn bào thai. Vậy nên, mẹ đừng bỏ qua những thời điểm quý giá sau đây nhé!

1. Sau khi ăn

Ảnh minh họa

Sau khi ăn là thời điểm thai nhi có nhiều chuyển động thường xuyên trong bụng mẹ. Bởi vì sau khi ăn, lượng đường trong máu của người mẹ tăng lên, ngoài ra, bé cũng được cung cấp dinh dưỡng. Trường hợp mẹ không cảm nhận thai nhi đạp, mẹ có thể làm tăng lượng đường trong cơ thể để kích thích bé đạp bằng cách uống một cốc nước ép trái cây. Mẹ lưu ý không nên uống các loại nước ngọt có ga hoặc nước ép sẵn vì chúng nhiều đường hóa học sẽ không tốt cho cả mẹ và thai.

2. Trước khi đi ngủ

Ảnh minh họa

Không chỉ có mẹ tương tác với thai nhi mà bé cưng trong bụng cũng “chủ động” tương tác với mẹ nữa đấy. Trong khi mẹ hoạt động, thai nhi lại ít có chuyển động, ngược lại khi mẹ bắt đầu đi ngủ hoặc đã chìm vào giấc ngủ, em bé sẽ cảm thấy buồn chán và bắt đầu đạp nhiều hơn như ra “tín hiệu” muốn được tương tác cùng mẹ. Đây cũng là thời điểm mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn những cú đạp của con trong bụng.

3. Khi tác động vào vùng bụng của mẹ

Ảnh minh họa

Bụng của mẹ là không gian sống và lớn lên của thai nhi, kể từ khi thính giác của con phát triển hoàn thiện, bé có thể cảm nhận được những tác động lên vùng bụng của người mẹ. Do vậy, mọi tác động trực tiếp lên vùng bụng đều có thể khiến bé phản ứng lại. Chính vì vậy, khi bố hoặc mẹ chạm tay hoặc xoa nhẹ bụng bầu sẽ dễ dàng cảm nhận thấy những cú đạp của thai nhi, có lúc sẽ rất rõ, song có lúc cũng khá mơ hồ. Các ông bố, bà mẹ cần xoa bụng bầu nhẹ nhàng để tránh tổn thương em bé.

4. Khi bé nghe thấy âm thanh bên ngoài

Ảnh minh họa

Vào tuần thai thứ 24, não bộ thai nhi đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, khi đó, bé có thể lắng nghe rất rõ âm thanh ở thế giới bên ngoài, kể cả phân biệt được giọng nói của bố và mẹ. Vậy nên, các chuyên gia thường khuyến cáo các bà mẹ nên chăm các hoạt động thai giáo bằng âm than thở thời điểm này. Khi được nghe mẹ hát, kể chuyện hoặc trò chuyện, bé sẽ có phản ứng lại bằng những cú chồi đạp của mình, có lúc nhẹ nhàng, có lúc trở nên “mạnh mẽ”.

5. Khi mẹ bầu tắm

Ảnh minh họa

Tắ m là khoảng thời gian người mẹ được thư giãn, tinh thần được cảm thấy thoải mái nhất. Khi đó, thai nhi cũng cảm nhận được nguồn “năng lượng” tích cực từ người mẹ truyền sang. Nếu biết tận dụng khoảnh khắc này, mẹ sẽ cảm nhận thấy thai nhi không chỉ đạp mà như “nhảy múa” trong bụng mình đấy!

Tương tác với thai nhi

Thời điểm thai nhi đạp, mẹ có thể tương tác với bé trong bụng bằng cách trò chuyện, kể chuyện hoặc hát cho con nghe,…Các hoạt động này có vai trò kích thích não bộ, rèn luyện trí thông minh cho thai nhi.

– Đặt tay vỗ về bụng bầu mỗi khi con đạp

Khi con đạp, mẹ hãy bắt đầu đặt tay vỗ về lên vị trí bé vừa đạp giống như một cách “đáp lại” lại hành động của bé. Mẹ nên làm thường xuyên vì con sẽ dần dần quen với việc mỗi khi con đạp sẽ được mẹ vỗ về yêu thương. Đây cũng như một cách mẹ “chơi đùa” cùng thai nhi. Mẹ sẽ bất ngờ khi đặt tay ở những vị trí gần chỗ thai nhi vừa đạp, bé sẽ đạp đúng vị trí mới này đấy!

– Trò chuyện hoăc hát cho con nghe

Thực tế khi thính giác con đã gần như hoàn thiện ở tuần 20, bé đã có thể nghe được âm thanh từ thế giới bên ngoài, kể cả cảm nhận tâm trạng của người mẹ. Khi này, mẹ nên thường xuyên trò chuyện hoặc hát cho co nghe, một phần vừa giúp phát triển tư tuy, khả năng ngôn ngữ, một phần để bé đươc cảm nhận giọng nói ấm áp của người mẹ. Điều này sẽ tốt cho bé khi chào đời, bé sẽ dễ nhận ra giọng mẹ và ít quấy khóc hơn.

Sự thay đổi hoocmon thai kỳ khiến mẹ bầu dễ thay đổi tâm trạng, khó chịu hơn, thường xuyên trò chuyện cùng bé cũng là cách giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn và dễ chịu hơn.

Lưu ý dành cho mẹ bầu

Nếu mẹ bầu ngồi hoặc nằm quá lâu ở một tư thế cũng có thể khiến thai nhi đạp nhiều, nhưng cú đạp này chứng tỏ bé đang khó chịu. Để mẹ và bé cảm thấy thoải mái nhất, mẹ bầu nên thay đổi tư thế. Khi nằm, mẹ có thể nằm nghiêng sang trái hoặc dùng một chiếc gối để kê dưới chân hoặc sau lưng để cả hai mẹ con cảm thấy được thoải mái nhất.

Thai nhi lắng nghe được âm thanh bên ngoài cũng đồng nghĩa khi đó con có thể cảm nhận được tâm trạng của người mẹ. Do vậy, tâm trạng của mẹ bầu đều có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của thai nhi. Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên giữ tinh thần thoải mái, không nên cáu gắt, lo lắng trong thời gian mang thai. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người mẹ thường xuyên cáu gắt, dễ khóc có thể làm tăng nguy cơ sinh non và gây ra những hệ lụy dai dẳng về tinh thần và sức khỏe cho đứa bé khi chào đời.

Tóm lại, mẹ bầu nên tương tác với con vào 5 thời điểm thai nhi đạp nhiều nhất trên đây để giúp con được kích thích não bộ, rèn luyện tư duy, phát triển khả năng ngôn ngữ từ giai đoạn bào thai. Hơn nữa, đây cũng là phương thức gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng tuyệt vời nhất. Chúc các mẹ sẽ có môt thai kỳ thật thành công!

Theo myeva

Du

Related Posts

Mẹo đơn giản để nhận biết mình đang mang thai bé trai hay bé gái, nhiều mẹ đã thử và chính xác lắm nha!

Cha mẹ nào mà chẳng muốn biết trước giới tính của con. Biết giới tính của con sớm đôi khi cũng là một cái lợi các mẹ…

5 thói quen của bố tổn hại nghiêm trọng đến thai nhi, thương con bố hãy nói ‘không’

Đừng tưởng chỉ có những thói quen sinh hoạt của bà bầu mới ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con trong bụng. Đôi khi…

13 loại rau gây co bóp tử cung dữ dội, sảy thai, sinh non, thương con mẹ bầu nhịn miệng

Để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh một chế độ dinh dưỡng khoa học, mẹ bầu cần tránh xa 13 loại rau gây sảy thai,…

18 loại rau quả tuyệt ngon giàu canxi hơn cả sữa, tôm cua, mẹ bầu nhớ ăn mỗi ngày

Canxi là chất rất cần thiết cho thai phụ. Bà bầu bổ sung canxi không gì tốt và an toàn bằng con đường ăn uống những loại rau củ…

11 món ngon khiến nước ối ĐỤC NGẦU, khô cạn dần, thai nhi ng ộp thở, teo tóp, mẹ nhớ đừng đụng đũaa

Các mẹ ơi, khi mang bầu có hai thứ ngày nào mẹ cũng làm đó là ăn thật nhiều để con tăng cân nhanh và để ý…

5 nỗi kinh hãi của các mẹ khi đi sinh, mang thai lần đầu mẹ cần đọc ngay

Bên cạnh việc bị cơn đau chuyển dạ hành hạ liên tục suốt nhiều tiếng đồng hồ, sinh con còn bao gồm rất nhiều nỗi khổ khác….

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *