Dây rốn là sợi dây kết nối duy nhất giữa mẹ và thai nhi. Đây là đường cung cấp dưỡng khí, chất dinh dưỡng để nuôi sống bào thai. Bình thường, một thai nhi đủ tháng có dây rốn dài khoảng 50 – 60cm.
Chị em hẳn đã nghe nhiều và rất lo lắng về hiện tượng tràng hoa quấn cổ bởi sự nguy hiểm của nó. Tuy nhiên, các mẹ đã biết nguyên nhân khiến dây rốn quấn cổ thai nhi chưa?
Dây rốn là sợi dây kết nối duy nhất giữa mẹ và thai nhi. Đây là đường cung cấp dưỡng khí, chất dinh dưỡng để nuôi sống bào thai. Bình thường, một thai nhi đủ tháng có dây rốn dài khoảng 50 – 60cm.
Thông thường, hiện tượng này xảy ra ở giai đoạn giữa thai kỳ, khi đó cơ thể bé đã mang hình dáng của một em bé và thai nhi cũng bắt đầu cử động. Điều này diễn ra khá phổ biến, một số em bé có thể tự tháo được tràng hoa, còn lại sẽ giữ nguyên tình trạng này cho tới khi sinh.
Tuy nhiên, trước khi mẹ lo lắng về vấn đề này, hãy tìm hiểu nguyên nhân trước, bởi biết đâu có thể phòng tránh được:
- Nguyên nhân do mẹ
Mẹ vận động mạnh, quá nhiều
Nguyên nhân chính của hiện tượng tràng hoa quấn cổ chính là do mẹ vận động, lao động quá sức. Điều này đã được khoa học chứng minh. Khi mẹ làm việc quá sức, thai nhi sẽ có xu hướng quay đầu xuống nhiều hơn khiến dây rốn rất dễ cuộn quanh người và quấn vào cổ con. Bởi vậy, mẹ hãy chú ý nhé, trong thai kỳ chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh quá sức nha. Khi mệt mỏi hãy dành thời gian nghỉ ngơi và nhờ mọi người trong gia đình giúp đỡ những việc lặt vặt.
Mẹ quá nhiều nước ối
Theo các bác sĩ, mẹ bầu bị dư ối hoặc đa ối sẽ tăng khả năng thai nhi bị dây rốn quấn cổ, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ.
Quan niệm dân gian: Mẹ dơ tay quá cao con bị tràng hoa quấn cổ
Quan niệm dân gian truyền miệng cho rằng, nếu mẹ bầu giơ tay quá cao thường xuyên trong thai kỳ thì con sẽ bị tràng hoa quấn cổ. Tuy thông tin này vẫn chưa được xác minh nhưng mẹ bầu cũng nên hạn chế hành động này nhé. Vì việc giơ tay với đồ đạc hay vận động quá mạnh cũng không hề tốt cho sức khỏe chút nào. Dù sao thì “có thờ có thiêng có kiêng có lành” đúng không các mẹ?
- Do trẻ quá “hiếu động”
Từ những tháng giữa thai kỳ, bé đã biết cầm nắm và đùa nghịch với dây rốn. Ngoài chức năng vận chuyển dưỡng chất, dây rốn còn như một món đồ chơi trong bụng mẹ.
Bé thường xuyên nhào lộn, “nhảy dây” xung quanh dây rốn.
Chính điều này đã khiến dây rốn vô tình quấn quanh cổ bé. Tùy vào sự chuyển động của bé mà dây rốn có thể bị quấn một hay nhiều vòng.
- Dây rốn quá dài
Một nguyên nhân gây ra hiện tượng trạng hoa quấn cổ khác là độ dài của dây rốn.
Mặc dù dây rốn dài trung bình 56 cm nhưng vẫn có những bé có dây rốn dài hơn. Mà dây rốn càng dài, thai nhi càng có nguy cơ bị quấn cổ.
Mẹ nên làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ?
Việc bé bị dây rốn quấn cổ có thể được phát hiện dễ dàng thông qua việc siêu âm hàng tháng. Nếu ở phía sau cổ bé xuất hiện vết đè hình chữ V là bé đang bị cuốn 1 vòng, còn chữ W là 2 vòng. Hiện tượng này thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ hay sớm hơn vào tháng thứ 5, 6.
Nếu trong trường hợp, bé bị quấn cổ khi đã lớn, sẽ không có phương pháp nào để tháo gỡ được thì việc mẹ cần làm theo khám thai theo đúng lịch định kỳ của bác sĩ và thường xuyên theo dõi thai máy. Khi thấy bé đạp quá ít hoặc quá nhiều thì cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Về phương pháp sinh: Không nhất thiết mẹ phải sinh mổ. Tùy vào tình hình của mẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Hầu hết những thai nhi chỉ bị dây rốn quấn một vòng thì đều có thể sinh thường khỏe mạnh được.
Mẹ đặc biệt chú ý tuyệt đối không nghe theo các tin đồn trong dân gian về tình trạng này, chẳng hạn như: Việc giết mổ vịt, gà trong nhà khi có phụ nữ mang thai sẽ gặp phải tràng hoa quấn cổ. Mẹ hãy nghe theo tư vấn của bác sĩ để có cách xử lý an toàn nhất nhé!
Theo abaza