Cuối thai kỳ là thời điểm dù có một tác động nhỏ cũng rất dễ khiến mẹ bầu “vỡ chum”. Thuộc lòng 5 điều sau để tránh nếu các mẹ không muốn sinh non nhé!
https://www.youtube.com/watch?v=q-H-eSqQ2Ko&feature=youtu.be
Kiêng cữ cho mẹ mang thai 3 tháng cuối là cần thiết để kết thúc thai kỳ thành công, mẹ khỏe mạnh, con ra đời bình an. Thế nhưng, phải biết đâu là kiêng cữ khoa học và đâu là mê tín để thực hiện đúng.
Trải qua 6 tháng đầu thai kỳ thật lạ lẫm và khó khăn, giờ đây mẹ đã bắt đầu bước qua giai đoạn 3 tháng cuối. Nhiều mẹ nghĩ lúc này thai đã lớn nên không còn lo bị động, bị sảy nữa, tự cho phép mình thả lỏng sở thích và thói quen. Thực ra, đây mới là thời điểm mẹ càng cẩn thận vì lúc này cơ thể đã quá nặng nề, thay đổi nhiều, dễ bị đẻ non, thai lưu, tai biến nếu mẹ lơ là.
1/ Di chuyển đường xa
Bước qua tháng thứ 7, bụng mẹ to lên nhiều, con trong bụng cũng lớn nhanh. Lúc này, tử cung mẹ căng giãn để chứa bào thai. Các cơ vùng kín cũng giãn theo, mềm yếu hơn, không còn dẻo dai như trước đây. Xương cốt của mẹ cũng yếu đi phần nào do phần lớn canxi bị trích rút đi nuôi thai nhi… Tất cả những điều này khiến mẹ bầu khổ sở và mệt mỏi vô cùng.
Nếu di chuyển đường xa, mẹ rất dễ bị nhức mỏi, động thai, thậm chí là vỡ ối đẻ non, gây nguy hiểm cho mình và cho con. Nhất là đi xe dạng ghế ngồi, hành trình đi quá dài chắc chắn là điều không nên. Mẹ bầu tốt nhất nên kiêng.
2/ Gần gũi chồng quá nhiều
Chuyện “chăn gối” với chồng khi mang thai trong 3 tháng cuối sẽ chẳng cần phải kiêng cữ gì cả nếu thai kỳ của mẹ hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc gì cũng nên có mức độ, nếu bố mẹ không biết cách “hành sự” hợp lý, không biết điểm dừng thì rất dễ gây động thai, sinh non. Vì vậy, mẹ nào thai yếu, cơ thể có vấn đề thì nên kiêng hẳn để đảm bảo an toàn. Đây là một kiêng cữ quan trọng cho mẹ mang thai 3 tháng cuối sắp sinh mà bất cứ bà bầu nào cũng cần lưu tâm.
3/ Nằm ngửa
Thai nhi trong giai đoạn 3 tháng cuối đã khá lớn nên bụng mẹ to ra nhiều. Việc nằm ngủ ở tư thế ngửa là cấm kỵ vì có thể cản trở lưu thông máu, chèn ép thai nhi. Đã có những trường hợp mẹ sắp sinh đột nhiên bị thai lưu chỉ vì thường xuyên nằm ngủ ngửa. Bác sĩ khuyến cáo mẹ chỉ nên ngủ ở tư thế nằm nghiêng (tốt nhất là nghiêng sang trái).
4/ Ăn kiêng
Mẹ cảm thấy nhanh đói, thèm ăn, ăn nhiều và tăng cân nhanh chóng. Điều này hết sức bình thường vì thai nhi đang gấp rút hút chất dinh dưỡng để hoàn thiện các cơ quan và tạo lớp mỡ dày dưới da, sẵn sàng chờ ngày chào đời. Nếu mẹ lo sợ sau sinh bị thừa cân nên hãm chuyện ăn uống lại, ăn kiêng kham khổ… thì thai nhi sẽ bị thiếu chất, gầy yếu, ảnh hưởng trí não và thể chất. Cho nên ăn kiêng là chuyện mẹ nhất định phải nói không bằng mọi giá. Thay vì ráng kiềm chế chuyện ăn uống, mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn các món bổ não, giúp thai nhi tăng ký nhanh nhất có thể nhé!
5/ Xoa bụng và kích thích đầu ti
Thói quen xoa bụng tưởng chừng là đang âu yếm con, giao tiếp với con nhưng thực ra lại tiềm ẩn mối nguy hiểm khôn lường. Hành động này nên kiêng cữ cho mẹ mang thai 3 tháng cuối vì có thể khiến tử cung của mẹ bị co thắt, gò cứng từng cơn, dễ gây ra máu, đẻ non. Tương tự với xoa bụng, việc vân vê kích thích đầu ti, lau rửa đầu ti quá mạnh một cách thường xuyên cũng khiến tử cung bị gò. Sở dĩ như vậy vì ngực và vùng dưới có liên quan mật thiết với nhau.
6/ Ăn mặn
Nhiều mẹ có bầu tự dưng rất thích ăn mặn. Tuy nhiên, trong thai kỳ cuối, mẹ cố nhịn miệng, thực hành ăn nhạt để đảm bảo sức khỏe mẹ lẫn con. Việc ăn mặn quá mức và kéo dài dễ khiến mẹ bị tăng huyết áp, tiền sản giật, tình trạng tích nước, phù nề tay chân trầm trọng hơn, thai nhi rối loạn hấp thu dưỡng chất.
Có rất nhiều kiêng cữ cho mẹ mang thai 3 tháng cuối giúp thai nhi khỏe mạnh
7/ Lái xe máy
Tự mình điều khiển xe máy khi thai đã lớn cũng là chuyện nên kiêng. Vì bụng to khiến mẹ giữ thăng bằng khó, nếu có bất trắc thì không thể xoay chuyển tình thế linh hoạt được.
Hoặc đôi lúc mệt mỏi, chóng mặt giữa đường rất nguy hiểm. Tốt nhất mẹ nên nhờ bố hoặc người thân đưa đi cho an toàn.
8/ Mặc quần chíp tối màu
Thói quen mặc nội y tối màu (màu đen, màu đỏ đậm, màu sẫm…) là bình thường nhưng với bà bầu (đặc biệt là bầu 3 tháng cuối) thì hoàn toàn không nên. Đây là kiêng cữ khoa học cho mẹ mang thai 3 tháng cuối. Mẹ phải mặc quần chíp màu sáng (ví dụ màu trắng, màu vàng nhạt…) để tiện theo dõi dịch tiết âm đạo, kịp thời phát hiện và phân biệt những bất thường như viêm nhiễm phụ khoa, rỉ ối… nhờ đó nhanh chóng đến bệnh viện.
Có mẹ mặc quần chíp tối màu nên ra máu báo sắp sinh mà không biết, đến lúc cơn đau đẻ quằn quại ập đến mới lật đật gom đồ vô bệnh viện, xíu nữa là đẻ rơi nguy hiểm biết nhường nào.
9/ Nằm ngồi một chỗ quá lâu
Ông bà ta vẫn khuyên mẹ bầu sắp sinh nên vận động, đi bộ nhẹ nhàng càng nhiều càng tốt để mai mốt dễ đẻ. Điều này là đúng. Mặt khác, việc làm này còn giúp khí huyết lưu thông tốt, mẹ cảm thấy dễ chịu, dễ thở, ngủ ngon, sức khỏe cải thiện rõ rệt. Mẹ bầu 3 tháng cuối nhớ kiêng việc nằm hoặc ngồi một chỗ quá lâu vì như vậy tưởng chừng an toàn nhưng thực chất lại khiến cơ thể mệt hơn, ê ẩm, thai nhi kém phát triển.
10/ Dọn vệ sinh, làm việc nhà
Các công việc vặt vãnh trong nhà của phụ nữ như giặt giũ, quét nhà, chăm chó mèo, nấu ăn bằng bếp có khói… đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ. Với mẹ bầu 3 tháng cuối, việc hít thở thôi cũng trở nên nặng nề nên dễ bị choáng. Mẹ bầu cố làm việc nhà thực sự không tốt cho thai tí nào. Ngoài ra, những thứ bụi bẩn, vi khuẩn, virus có thể khiến mẹ bị nhiễm bệnh, thậm chí là nhiễm độc thai nghén.
Tóm lại, có rất nhiều thứ cần kiêng cữ cho mẹ mang thai 3 tháng cuối nhưng 10 điều trên được bác sĩ khuyên cần thiết phải kiêng nhất vì nó có tính khoa học rõ ràng.
Mẹ nào muốn khỏe mẹ khỏe thai, “mẹ tròn con vuông” thì nhất định phải tuân thủ.
Đừng để sự chủ quan của mình khiến quá trình thai nghén gian nan sắp gặt hái được quả ngọt thì đau đớn vì tai biến xảy ra bất ngờ.
Theo abaza