12 điều mẹ bầu cần biết trước để ca sinh nở diễn ra thuận lợi

Để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi, việc lường trước những rủi ro sẽ giúp mẹ bầu giảm đi phần nào sự lúng túng trong các trường hợp đột xuất.

1. Bác sĩ và y tá đều muốn bạn phải có một kế hoạch sinh nở

Bạn nên chuẩn bị sẵn 1 tờ giấy, trong đó, ghi ra các ý chính về việc bạn muốn quá trình sinh nở của mình sẽ diễn ra như thế nào. Ví dụ, bạn hi vọng sẽ được bác sĩ giúp đỡ trong việc giảm đau ra sao, ai là người sẽ cùng bạn có mặt trong phòng sinh và liệu bạn có muốn y tá giữ lại nhau thai của bạn. Một số vấn đề khác cũng nên được liệt kê ra như bạn có muốn con được tiêm vắc-xin hoặc cắt bao quy đầu ngay sau khi chào đời?

2. Quá trình sinh nở của bạn có thể không tuân theo kế hoạch

Điều này sẽ gây khó chịu lắm thay! Một sản phụ mong muốn sinh thường, không cần tiêm thuốc giảm đau và chồng cô ấy sẽ là người cắt dây rốn. Nhưng rốt cuộc, sản phụ đó bị vỡ ối. Anh chồng dẫm phải nước ối của vợ, trượt chân, ngã đập đầu xuống sàn, bất tỉnh. Anh ta được đưa tới phòng cấp cứu ngay lập tức để điều trị chấn thương ở đầu cùng lúc em bé chào đời. Thế là ông bố tội nghiệp đã bỏ lỡ toàn bộ quá trình sinh nở và chẳng thể cắt dây rốn cho con.

sinh-con-3-bb-baaadtkuVV
Ảnh minh họa

3. Khi bạn vỡ ối, tình cảnh sẽ chẳng giống trong phim chút nào

Một số phụ nữ trải nghiệm cảm giác nước ối xối xả tuôn chảy. Nhưng với một số khác, nước ối chỉ rỉ ra từng chút. Bạn có thể nghĩ: “Có phải tôi vừa vỡ ối hay chỉ đơn giản là đang tè ra quần?”. Dù thế nào, nước ối không thể dừng chảy một khi đã bắt đầu. Bạn sẽ tiếp tục quá trình này như thể bạn đang chầm chậm tự tè ra trong suốt quá trình hạ sinh. Khi em bé đẩy người chui ra, nước ối bao bọc quanh bé tiếp tục rò rỉ cho tới khi bé chính thức chào đời. Tại thời điểm này, thường sẽ có một dòng ối ào ạt tuôn tràn ra sau em bé.

4. Quá trình sinh nở có thể kéo dài lâu hơn so với hình dung của bạn

Với những người lần đầu làm mẹ, quá trình chuyển dạ, sinh nở theo tiêu chuẩn là 12 đến 18 tiếng. Có thể còn lâu hơn. Nó không có nghĩa là bạn luôn trong giai đoạn chuyển dạ tích cực. Có bà bầu tiến thẳng tới giai đoạn rặn đẻ và cứ nghĩ “Ồ, thế là mọi việc sắp xong rồi” nhưng rốt cuộc quá trình rặn đẻ kéo dài tới tận 3 tiếng đồng hồ. Tin tốt là sau khi sinh bé đầu tiên, thời gian sinh nở của bạn sẽ rút ngắn một nửa.

5. Bạn sẽ chảy máu rất nhiều và bạn có thể còn đại tiện ngay trên bàn đẻ

Sinh nở là việc gây ra cảnh lộn xộn khá hãi hùng. Khi tử cung của bạn mở rộng, sẽ có máu chảy ra. Nếu máu trộn với nước ối, trông như thể bạn bị chảy máu quá nhiều. Khi rặn, bạn sẽ mất thêm máu và bạn cũng có thể rặn ra cả phân. Chẳng có gì phải xấu hổ về chuyện này.

6. Nếu nhịp tim bé chậm, điều đó hoàn toàn bình thường

Phần lớn sản phụ đều có một thiết bị gắn trên bụng để đo nhịp tim em bé. Bạn có thể thấy diễn biến các cơn co thắt của mình và theo dõi được nhịp tim con. Trong một cơn co thắt, em bé bị co người lại, khiến máu chảy tới tử cung tạm thời ngưng lại. Bé sẽ trở lại vóc dáng bình thường nhưng quá trình này đòi hỏi sức lực và khiến nhịp tim bé chậm lại. Nhiều bà bầu hoảng sợ khi thấy thế nhưng chuyện này thực sự rất bình thường.

sinh-con-2-bb-baaabMoIqj
Ảnh minh họa

7. Không phải xấu hổ

Khi bạn gần tới thời điểm em bé chào đời, càng nhiều người vào phòng hơn: bác sĩ, y tá chăm bạn và y tá chăm con bạn, đội hỗ trợ… Một số sản phụ cảm thấy ngượng ngùng vì toàn bộ cơ thể mình đang bị phô bày trước mắt nhiều người. Nhưng vào lúc sinh nở, không có gì phải xấu hổ. Điều duy nhất có ý nghĩa – ngoài sức khoẻ của mẹ – chính là việc bé chào đời an toàn.

8. Bé sơ sinh trông giống người ngoài hành tinh hơn là một thiên thần nhỏ

Xương sọ của bé không thực sự hợp nhất trong tử cung người mẹ. Vì vậy, hai xương sọ ở trên có thể bị co lại khi em bé chào đời. Nó khiến bé trông như có chiếc đầu nhọn. Thông thường, trong vòng 24 giờ, hiện tượng này sẽ biến mất và đầu bé sẽ trở lại hình tròn đẹp.

Phần lớn trẻ sinh ra có phần xanh xao đôi chút với tay và chân có màu xanh nhạt. Nguyên do là mức oxy của trẻ thấp. Vài tiếng sau, màu da sẽ trở lại bình thường. Những bé sinh non thường chào đời với chất gây (chất sáp màu trắng) bao phủ khắp cơ thể, có tác dụng bảo vệ da bé khi còn trong bụng mẹ. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy ít máu dính khắp người bé. Những chi tiết này không có gì đáng lo ngại.

sinh-con-1-bb-baaadpn4WT
Ảnh minh họa

9. Cho con bú sữa mẹ không phải lúc nào cũng là bản năng

Một số bé có thể lập tức ngậm ti mẹ để bú ngay. Nhưng một số khác cần trợ giúp chút ít. Bản năng cho con bú không hoàn toàn tự nhiên như bạn nghĩ. Các sản phụ có thể được nhắc nhỏ rằng, bản thân họ phải học cách cho con bú, và các em bé cũng vậy. Bú và cho bú là việc mới mẻ với cả mẹ lẫn con.

10. Sữa của mẹ sẽ chưa về cho tới vài ngày sau sinh

Dòng sữa đầu tiên mà cơ thể bạn sản sinh ra, ngay sau khi sinh bé, được gọi là sữa non. Đó là sữa dù ít về số lượng nhưng chất lượng lại cực kỳ cao vì nó chứa toàn bộ kháng thể cần để bảo vệ bé sơ sinh. Đôi khi, các bà mẹ lo lắng không đủ sữa ngay cho con bú nhưng bé đã nhận nhiều dưỡng chất trong bụng mẹ nên sau khi chào đời, bé thực sự không cần nhiều. Khoảng 2-3 ngày sau, thường là khi bạn rời bệnh viện, bạn có thể cảm thấy ngực căng tức hơn. Đó là lúc bạn bắt đầu sản sinh ra lượng sữa nhiều hơn cho bé.

11. Bạn trông như vẫn đang mang bầu sau khi sinh

Đừng mang theo quần bò bó sát lúc vào viện bởi vì thời điểm bạn xuất viện về nhà, trông bạn chẳng khác gì là mấy. Bụng bạn giống như một cái vỏ rỗng sau sinh nhưng tử cung vẫn chưa trở về vị trí thông thường, lượng máu cũng cao hơn so với trước khi mang thai. Do đó, cần ít nhất 6 tuần để cơ thể bạn hồi phục.

12. Đổ mồ hôi nhiều sau sinh

Cơ thể bạn sản sinh ra rất nhiều dịch ngoại bào và huyết tương trong thời gian bầu bí. Vì vậy, sau khi sinh, thận sẽ phải làm việc cật lực để loại bỏ chúng bằng cách vã mồ hôi. Tuần đầu tiên sau sinh, bạn có thể thức dậy, thấy người sũng ướt mồ hôi. Và chuyện này hết sức bình thường.

sinh-con-bb-baaadeJdMH
Ảnh minh họa

13. Cả bạn lẫn con sẽ về nhà trong tình trạng đóng bỉm

Trong 2-3 ngày đầu ở bệnh viện, việc chảy máu sau sinh và dịch tiết ra vẫn tiếp diễn với mức độ và số lượng lớn. Bạn không thể rời khỏi chiếc bỉm cỡ lớn. Thời điểm xuất bạn, việc ra máu và chảy dịch có thể nhẹ hơn và bạn được chuyển sang loại bỉm cỡ thông thường.

14. Khi về nhà, bạn đừng ngại nhờ trợ giúp

Sinh nở là một việc nặng nhọc, khiến người mẹ kiệt sức. Hãy tranh thủ chợp mắt khi con ngủ, tránh các bài tập vận động mạnh và nhờ sự trợ giúp từ ông xã hoặc người thân trong gia đình để có thể tập trung cho quá trình hồi phục của chính bạn và của con.

Related Posts

Mẹo đơn giản để nhận biết mình đang mang thai bé trai hay bé gái, nhiều mẹ đã thử và chính xác lắm nha!

Cha mẹ nào mà chẳng muốn biết trước giới tính của con. Biết giới tính của con sớm đôi khi cũng là một cái lợi các mẹ…

5 thói quen của bố tổn hại nghiêm trọng đến thai nhi, thương con bố hãy nói ‘không’

Đừng tưởng chỉ có những thói quen sinh hoạt của bà bầu mới ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con trong bụng. Đôi khi…

13 loại rau gây co bóp tử cung dữ dội, sảy thai, sinh non, thương con mẹ bầu nhịn miệng

Để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh một chế độ dinh dưỡng khoa học, mẹ bầu cần tránh xa 13 loại rau gây sảy thai,…

18 loại rau quả tuyệt ngon giàu canxi hơn cả sữa, tôm cua, mẹ bầu nhớ ăn mỗi ngày

Canxi là chất rất cần thiết cho thai phụ. Bà bầu bổ sung canxi không gì tốt và an toàn bằng con đường ăn uống những loại rau củ…

11 món ngon khiến nước ối ĐỤC NGẦU, khô cạn dần, thai nhi ng ộp thở, teo tóp, mẹ nhớ đừng đụng đũaa

Các mẹ ơi, khi mang bầu có hai thứ ngày nào mẹ cũng làm đó là ăn thật nhiều để con tăng cân nhanh và để ý…

5 nỗi kinh hãi của các mẹ khi đi sinh, mang thai lần đầu mẹ cần đọc ngay

Bên cạnh việc bị cơn đau chuyển dạ hành hạ liên tục suốt nhiều tiếng đồng hồ, sinh con còn bao gồm rất nhiều nỗi khổ khác….

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *